Hoạt động và thành tích nổi bật của đơn vị

30/01/2020

Hoạt động và thành tích nổi bật của đơn vị 

* Học viên tốt nghiệp ra trường: Đến năm 2020:    
        + Hệ Đại học VLVH:                 6.263 học viên
        + Hệ liên thông từ cao đẳng lên đại học:        583 học viên
+ Hệ cao học:                        336 học viên
+ Hệ bồi dưỡng ngắn hạn:                685 học viên
* Các đơn vị phối hợp đào tạo:  Tính đến năm 2020, tổng số đơn vị liên kết phối hợp đào tạo của Trung tâm là 15 đơn vị: 

STT    Tên đơn vị liên kết đào tạo    Ghi chú
1.    Trường Đại học Thương mại     
2.    Học viện Tài chính    
3.    Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội     
4.    Viện Đại học mở Hà Nội    
5.    Trường Đại học Khoa học Tự nhiên HN     
6.    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (Nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam)    
7.    Trường Đại học Giao thông    
8.    Trường Đại học Hàng Hải Hải Phòng    
9.    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân    
10.    Trường Đại học Xây dựng    
11.    Trường Đại học Thuỷ sản Nha Trang    
12.    Trường Đại học Thuỷ lợi    
13.    Trường Đại học Ngoại thương    
14.    Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội     
15.    Học viện Chính sách & Phát triển    
    * Đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu:
5 đề tài cấp Trường:


1- “ Nghiên cứu nền nếp kỷ cương trường học tại Trường Đại học Thái Bình“  - Năm 2009 - Đề tài cấp Trường; 
2- “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh sản phẩm Bia của Công ty Bia Đại Việt Tỉnh Thái Bình” - Năm 2010 - Đề tài cấp Trường; 
3- “Đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ xã, thị trấn tại Huyện Vũ Thư Tỉnh Thái Bình” - Năm 2011 - Đề tài cấp Trường; 
4- “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ tại Trường Đại học Thái Bình trong giai đoạn hiện nay” - Năm 2018 - Đề tài cấp Trường;
5- “Nâng cao chất lượng công tác giáo viên chủ nhiệm và cố vấn học tập tại trường Đại học Thái Bình” - Năm 2020 - Đề tài cấp Trường.

2 đề tài cấp Tỉnh: 
1- “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh Thái Bình” - Năm 2018 - Đề tài cấp Tỉnh;
2- “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo các lớp đại học tại chức hệ VLVH tại trường Đại học Thái Bình” - Năm 2013 - Đề tài cấp Tỉnh;

* Các chương trình liên kết đào tạo
1. Chương trình liên kết đào tạo Đại học hệ VLVH
            - Thời gian đào tạo: 4,5- 5 năm
            - Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp Phổ thông trung học, bổ túc Trung học phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp.
            - Phương thức học: Định kỳ (một năm học 2 kỳ, 10 ngày /tháng); Ngoài giờ (các buổi tối và thứ Bảy, chủ nhật); Bán ngoài giờ (theo phương thức định kỳ 10 ngày/tháng, trong đó các ngày hành chính học vào buổi chiều và buổi tối).
            - Các chuyên ngành (đã đào tạo) thuộc 14 ngành: 
1. Kế toán;                8. Toán Tin;
2. Tài chính Ngân hàng;        9. Cầu đường;
3. Kinh tế;                10. Quản trị kinh doanh;
4. Ngoại ngữ;             11. Xây dựng; 
5. Trồng trọt;             12. Kinh tế đối ngoại; 
6. Quản lý đất đai;            13. Thú y; 
7. Chăn nuôi;            14. Nuôi trồng thuỷ sản.

2. Chương trình liên kết đào tạo Liên thông từ trình độ Cao đẳng lên trình độ Đại học hệ VLVH
- Thời gian đào tạo: 2 năm
- Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp có trình độ Cao đẳng.
- Phương thức học: Định kỳ (một năm học 2 kỳ, 10 ngày/tháng); Ngoài giờ (các buổi tối và thứ Bảy, Chủ nhật); Bán ngoài giờ (theo phương thức định kỳ 10 ngày/tháng, trong đó các ngày hành chính học vào buổi chiều và buổi tối).
- Các chuyên ngành thuộc 03 ngành: 
1. Kế toán; 
2. Quản trị kinh doanh;
3. Luật kinh tế.
3. Chương trình liên kết đào tạo cao học
    - Thời gian đào tạo: 2 năm
    - Đối tượng tuyển sinh: Sinh đã tốt nghiệp có trình độ đại học
- Phương thức học: Định kỳ (một năm học 2 kỳ, 10 ngày/tháng); Ngoài giờ (các buổi tối và thứ Bảy, Chủ nhật); Bán ngoài giờ (theo phương thức định kỳ 10 ngày/tháng, trong đó các ngày hành chính học vào buổi chiều và buổi tối).
- Các chuyên ngành: 
1. Kế toán; 
2. Luật kinh tế;
3. Chính sách công;
4. Quản lý xây dựng.
4. Bồi dưỡng ngắn hạn
    - Thời gian đào tạo: 3 tháng
    - Các ngành
        1. Kế toán trưởng;
        2. Kế toán viên;
        3. Bồi dưỡng Tư pháp, Hộ tịch cấp xã;

VI/ Định hướng và giải pháp để tiếp tục xây dựng và phát triển đơn vị
(1) Xác định rõ ràng mục đích, mục tiêu và nhu cầu của đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ từ đó có các chương trình thực hiện cụ thể không bị chệch mục tiêu định trước.
(2) Đổi mới về nội dung chương trình và biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng:. Đổi mới chương trình theo hướng cập nhật hóa, hiện đại hóa chú trọng nâng cao kỹ năng, năng lực hoạt động và giáo dục phẩm chất đạo đức cán bộ.
(3) Phân loại đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo từng giai đoạn để có nội dung đào tạo và bồi dưỡng phù hợp như: bồi dưỡng theo từng chương trình tương ứng theo hướng từ cơ bản đến chuyên sâu và cập nhật kiến thức.
(4) Lựa chọn  đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn đào tạo, bồi dưỡng đề ra đảm bảo về cơ cấu; đảm bảo đủ trình độ kiến thức ngành, lĩnh vực; có phương pháp giảng dạy phù hợp; có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu; định kỳ tổ chức bồi dưỡng cho giảng viên về kiến thức, kỹ năng và phương pháp giảng dạy.
(5) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xây dựng hệ thống văn bản pháp quy về quản lý đào tạo; liên kết đào tạo; xác định rõ trách nhiệm các chủ thể khi tham gia như người đứng đầu tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, đơn vị đào tạo, bồi dưỡng người tham gia bồi dưỡng đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo nhất quán từ đơn vị sử dụng, tham gia đào tạo bồi dưỡng đến người tham gia đào tạo.
(6) Tiến hành nghiên cứu quy hoạch , thỏa thuận và giao trách nhiệm cho cơ sở đào tạo tránh chồng chéo chức năng nhiệm vụ (giữa các trường liên kết).
(7) Đổi mới và triển khai thiết thực công tác kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng theo đúng quy định; tuy nhiên tránh hình thức chiếu lệ, đánh giá chất lượng và hiệu quả  phải bám sát từng đối tượng, loại hình, khóa học thông qua điều tra, phỏng vấn người học và tổ chức sử dụng nhân sự. Hoạt động kiểm tra đánh giá, phải tiến hành thường xuyên, liên tục và có điều chỉnh.


        