Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI

10/08/2023

Ngày 10/8/2023, Trường Đại học Thái Bình tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” về giáo dục đại học. PGS.TS. Phạm Quốc Thành, Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng dự và chủ trì Hội nghị. Cùng dự Hội nghị các đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ; Bí thư, Phó Bí thư các Chi bộ; Trưởng các đơn vị và Trưởng các Đoàn thể.

Media/1_TH1062/FolderFunc/202308/Images/toan-canh-20230810105153-e.jpg

Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện NQ29 tại Trường Đại học Thái Bình

Thực hiện Hướng dẫn số 95-HD/BTGTW ngày 06/11/2013 của Ban Tuyên giáo Trung ương; Kế hoạch số 74-KH/TU ngày 12/12/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thái Bình về tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nhà trường mời báo cáo viên của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh về triển khai, quán triệt Nghị quyết đối với toàn thể cán bộ, đảng viên, giảng viên, công nhân viên toàn Trường.

Nghị quyết số 29-NQ/TW được triển khai trong bối cảnh giáo dục và đào tạo của Trường Đại học Thái Bình có nhiều thuận lợi từ thành tựu thực hiện các chủ trương, chính sách trước đó của Trung ương và tỉnh, đồng thời gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng, tác động của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp hiệu quả của các sở, ngành, đặc biệt là sự nỗ lực của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý Nhà trường đã tổ chức tuyên truyền, học tập, quán triệt sâu sắc trong toàn ngành về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, đồng thời cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Trong 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Trường Đại học Thái Bình đạt được nhiều kết quả nổi bật:

Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.

Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan.

Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng.

 Toàn trường đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua nhiều hình thức gắn với các phong trào của ngành “mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “xây dựng trường học thân thiện”; xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường; đổi mới nội dung, chương trình, hình thức giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh sinh viên, bảo đảm môi trường giáo dục an toàn.

Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản trị, quản lý chuyên môn, hoạt động quản lý, dạy và học; sử dụng hiệu quả các ứng dụng trên môi trường số để thay đổi phương thức dạy và học qua cùng như kiểm tra, đánh giá.

Trong 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Trường Đại học Thái Bình rút ra các bài học kinh nghiệm:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng uỷ, công tác quản trị của Hội đồng trường, sự điều hành quản lý của Ban Giám hiệu; sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị trong Nhà trường và sự ủng hộ của các đơn vị ngoài trường là yếu tố quan trọng trong công tác đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

Hai là, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý và giảng dạy; đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giảng viên có trình độ cao để tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nâng cao hiệu quả giáo dục, đào tạo là khâu then chốt trong thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Ba là, chú trọng giáo dục đạo đức, văn hóa ứng xử, kỹ năng sống cho học sinh sinh viên; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Nhà trường góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Bốn là, phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường với chính quyền địa phương, doanh nghiệp, đoàn thể để làm tốt hơn công tác quản lý, giáo dục học sinh sinh viên, đồng thời huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo.

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới dạy học đồng bộ với đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo định hướng phát triển năng lực tự chủ, chịu trách nhiệm của người học.

Sáu là, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị để nâng cao quyền hạn, trách nhiệm theo quy định; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp, đúng theo các quy định của Luật Ngân sách.

Bảy là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá, rút kinh nghiệm, đồng thời chấn chỉnh những lệch lạc, giải quyết tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, khắc phục những hạn chế, thiếu sót để thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đề ra.

Với những chính sách cụ thể cần phát triển gắn với vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, Nhà trường đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo:

1. Ban hành văn bản quy định hướng dẫn về lộ trình thực hiện quy định về điều kiện đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ tham gia duy trì ngành đào tạo để phù hợp với thực tế các trường đại học địa phương.

2. Văn bản phối hợp với các cơ quan chủ quản các trường đại học địa phương về quy định cụ thể đối với tự chủ đại học. Trong quá trình trường đại học tự chủ, rất cần có sự đầu tư tạo tiền đề phát triển mạnh mẽ để có thể thực hiện tự chủ đại học thành công.

3. Quy định thống nhất về giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học công lập và cơ sở giáo dục đại học tư thục để tránh chảy máu chất xám của các cơ sở giáo dục đại học công lập, đồng thời phù hợp với lộ trình tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất với Chính phủ, Bộ Nội vụ có quy định riêng việc thực hiện tinh giản biên chế của trường đại học, không thực hiện cắt giảm biên chế theo tỷ lệ chung vì giáo dục đào tạo là ngành đặc thù và có chế độ, chính sách tiền lương mới cho người làm việc trong ngành giáo dục và đào tạo, đủ để đảm bảo người làm giáo dục yêu nghề và chuyên tâm với nghề./.