KỶ NIỆM NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM NĂM 2023

21/04/2023

Sáng ngày 21/4, TS. Phạm Thị Ánh Nguyệt, ĐUV, Phó Hiệu trưởng, Hội trưởng Hội khuyến học nhà trường cùng đại diện cán bộ, giảng viên, sinh viên trường Đại học Thái Bình đã về dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn tại Khu di tích lịch sử văn hóa Nhà bác học Lê Quý Đôn ở xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Trong không khí trang nghiêm, CBGV và sinh viên nhà trường đã thành kính dâng hoa, thắp hương tưởng niệm và báo cáo với Nhà bác học Lê Quý Đôn về truyền thống học tập, đọc sách của CBGV và HSSV trường Đại học Thái Bình.

Tiếp nối hoạt động kỷ niệm, chiều ngày 21/4, Trường Đại học Thái Bình tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2023 với chủ đề: “Nhận thức – Đổi mới – Sáng tạo” và Chuyên đề: “Danh nhân văn hoá Lê Quý Đôn – Biểu tượng văn hoá, khoa học, giáo dục tỉnh Thái Bình”. 

Tham dự Lễ kỷ niệm có TS. Đặng Nguyên Mạnh, BTVĐU, Phó Hiệu trưởng nhà trường; TS. Phạm Thị Ánh Nguyệt, ĐUV, Phó Hiệu trưởng nhà trường, Chủ tịch Hội khuyến học; các thầy cô là Trưởng, Phó Khoa, Phòng, Ban cùng đại diện sinh viên các lớp trong toàn trường.

TS. Đặng Nguyên Mạnh, BTVĐU, Phó Hiệu trưởng nhà trường tặng hoa chúc mừng

Phát biểu tại buổi Lễ, thay mặt ĐU, HĐT, BGH Nhà trường, TS. Phạm Thị Ánh Nguyệt, ĐUV, Phó Hiệu trưởng nhà trường, Chủ tịch Hội khuyến học khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập của toàn thể CBGV và HSSV Nhà trường. Theo TS Phạm Thị Ánh Nguyệt, buổi Lễ kỷ niệm với chủ đề: “Nhận thức – Đổi mới – Sáng tạo” và Chuyên đề: “Danh nhân văn hoá Lê Quý Đôn – Biểu tượng văn hoá, khoa học, giáo dục tỉnh Thái Bình” được Thư viện Nhà trường tổ chức nhằm nâng cao nhận thức cho toàn thể CBGV và HSSV Nhà trường cùng nhau tích cực đọc, học qua sách mọi lúc, mọi nơi, cùng thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức, tăng khả năng sáng tạo trong trong cách đọc, phù hợp với thời đại công nghệ số, phát triển mạnh mẽ văn hoá đọc tại trường Đại học Thái Bình; đây cũng là một trong những hoạt động thiết thực, ý nghĩa đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong mỗi CBGV và HSSV Nhà trường.

TS. Phạm Thị Ánh Nguyệt, ĐUV, Phó Hiệu trưởng nhà trường, Chủ tịch Hội khuyến học phát biểu

Cũng tại buổi Lễ kỷ niệm, CBGV và SV trường Đại học Thái Bình đã được nghe NCS. Vũ Thị Thanh, Phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng thuyết minh về thân thế, sự nghiệp của Nhà Bác học Lê Quý Đôn. Nhà bác học Lê Quý Đôn nguyên tên thật là Lê Danh Phương, tự là Doãn Hậu hiệu là Quế Đường sinh ngày mùng 5 tháng 7 năm Bính Ngọ, tức ngày mùng 2 tháng 8 năm 1726 ở làng Diên Hà trấn Sơn Nam, nay là thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Thân phụ là Lê Trọng Thứ đậu Tiến Sĩ làm quan đến Thượng Thư bộ Hình tước Hầu. Thân mẫu là Trương Thị Ích, con gái Tiến sĩ Trương Minh Lượng, làm quan Hoằng phái hầu. Sự nghiệp sáng tác của Lê Quý Đôn rất đồ sộ, ông đã làm khoảng 40 đầu sách các loại bao gồm hầu hết các tri thức đương đại như lịch sử, thơ văn, triết học, chú giải kinh điển, tổng loại… là kho tàng quý của nền học thuật Việt Nam.

NCS. Vũ Thị Thanh, Phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng chia sẻ

Đây là một trong những hoạt động thiết thực, ý nghĩa đã góp phần tuyên truyền cho cán bộ, giảng viên, HSSV Nhà trường nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng trong việc đọc sách để hoàn thiện kiến thức, phát triển tư duy, giáo dục, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách cũng như nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Nhà trường, phát triển văn hóa đọc cộng đồng.

Một số hình ảnh tại Lễ kỷ niệm: