LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG

08/01/2021

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới: Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam, vì mục tiêu chung độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.

Nắm vững tính chất của thời đại, với chủ trương “cách mạng không ngừng”, Đảng ta khẳng định: Bất kể tình hình như thế nào, miền Bắc cũng phải được củng cố và phải tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Đại hội Đảng khóa III họp tại Thủ đô Hà Nội, từ ngày 05 đến ngày 10-9-1960.  Đại hội đã thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết về nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới.

Về xây dựng chủ nghĩa xã hội, xuất phát từ đặc điểm của miền Bắc, trong đó đặc điểm lớn nhất là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, Đại hội đã đề ra và chỉ đạo thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965) nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Sau Đại hội Đảng, nhân dân miền Bắc có nhiều phong trào thi đua sôi nổi, liên tục, rộng khắp: nông nghiệp có “Gió Đại Phong”, công nghiệp có “Sóng Duyên Hải”, thủ công nghiệp có “Hợp tác xã Thành Công”, giáo dục

có “Trống Bắc Lý”, quân đội có “Cờ ba nhất”,….

Phát biểu tại kỳ họp thứ Tám Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Từ ngày hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta đã từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ trước mắt của toàn dân ta là ra sức xây dựng và củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, nhằm xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa có vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.

Thái Bình là tỉnh giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Kinh tế của Thái Bình chủ yếu là nông nghiệp. Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp chiếm trên 90% tổng giá trị sản lượng trong toàn tỉnh, hơn 90% dân số sống bằng nghề nông, công nghiệp hầu như không có gì đáng kể, thủ công nghiệp còn thô sơ, chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp.

 Sau năm 1954, Thái Bình bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Tình hình đó đặt ra nhiệm vụ cấp bách là khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh với nhiệm vụ chủ yếu là khôi phục và phát triển kinh tế nông nghiệp.

 Đặc điểm trên chi phối rất lớn đến nhận thức, quan điểm, lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban hành chính tỉnh, Thái Bình đã thực hiện công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Mở đầu thời kỳ cải tạo quan hệ sản xuất, phát triển kinh tế xã hội (1958- 1960), nhân dân Thái Bình đã dấy lên nhiều phong trào thi đua sôi nổi: “Nước chấm bờ, phân 8 gánh”, “Giành năng suất cao vượt điển hình của tỉnh và của xã Hiệp An - Hải Dương”. Thúc đẩy phong trào thi đua, Ty Nông nghiệp tỉnh đã giới thiệu các công cụ cải tiến: bừa răng quay, xe cải

tiến, cày 51.

Trong cải tạo công thương nghiệp tư doanh, cuối năm 1959 đã thu hút

được 65,6% thợ thủ công, 85% số người buôn bán nhỏ vào tổ sản xuất và hợp tác xã thủ công.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ V, vòng 1 được tổ chức từ ngày 19 đến ngày 26-6-1960, vòng 2 được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 09-2-1961 tại Hội trường Thương nghiệp, Thị xã Thái Bình. Đại hội đã thảo luận và đề ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu: phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, mở rộng việc thống nhất các hợp tác xã; củng cố chính quyền dân chủ nhân dân để làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản; củng cố Mặt trận Dân tộc thống nhất, xây dựng vững chắc các đoàn thể quần chúng; tăng cường tính chất giai cấp và tính chất tiên phong của Đảng; nâng cao trình độ văn hoá, chăm lo đời sống và sức khoẻ cho nhân dân; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, hưởng ứng kịp thời các cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam.

Cuối năm 1961, Tỉnh ủy và UBHC tỉnh tổ chức sinh hoạt chính trị, nghiên cứu chủ trương chính sách do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đề ra và Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh cho tất cả cán bộ quân, dân, chính, đảng của tỉnh.

Tiến quân vào kế hoạch 5 năm, đầu năm 1961, nông dân toàn tỉnh đã mở chiến dịch “Đẩy mạnh đợt sản xuất mùa xuân” để bù lại năm mất mùa 1960.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ VI họp từ ngày 11 đến ngày 18-7-1963 tại Hội trường Thương nghiệp, Thị xã Thái Bình. Để hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), sau khi kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ V, các đại biểu đã thảo luận và nhất trí đề ra phương hướng chung phát triển kinh tế, văn hóa 3 năm cuối của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất là: “Tiến tới ổn định lương thực vững chắc đủ cung cấp cho người và cho chăn nuôi, vừa phục vụ đời sống nhân dân trong tỉnh, vừa bảo đảm nghĩa vụ cho nhà nước. Nỗ lực phấn đấu tăng thêm hàng hoá nông sản, lương thực, thực phẩm, nguyên liệu để cung cấp cho công nghiệp, thủ công nghiệp phát triển thêm khối lượng hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu cho nhân dân, cho xuất khẩu, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tận dụng sức lao động, sử dụng tốt sức lao động với số lượng ngày công và giá trị ngày công tăng lên, đồng thời cung cấp thường xuyên sức lao động cho công nghiệp. Nâng cao thêm một bước có trọng điểm đời sống vật chất, văn hoá và phúc lợi cho nhân dân.

Đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, nhân dân miền Bắc phải chuyển hướng nền kinh tế thời bình sang thời chiến. Từ ngày 25 đến ngày 27-3-1965, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp và ra Nghị quyết về tình hình nhiệm vụ trước mắt, xác định miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Vì vậy, nhiệm vụ của miền Bắc là vừa xây dựng, vừa trực tiếp chiến đấu, vừa chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Để thực hiện nhiệm vụ trên, miền Bắc cần “Kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho phù hợp với tình hình mới”.

Triển khai Nghị quyết của Trung ương, tháng 5 năm 1965, Tỉnh ủy Thái Bình họp và có Nghị quyết về phương hướng, nghiệm vụ sản xuất trong thời gian tới “Bất kể tình huống nào cũng phải nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, khắc phục khó khăn đẩy mạnh tốc độ sản xuất, tích cực xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật có trọng điểm, tăng cường củng cố quan hệ sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng.

Thực hiện chủ trương trên, trong những năm sau đó, nhân dân Thái Bình nỗ lực phấn đấu đạt các chỉ tiêu kế hoạch, kinh tế - xã hội mà Đảng, Nhà nước giao.

 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ VII họp từ ngày 25-3 đến ngày 4-4-1969 tại Hội trường Ủy ban hành chính huyện Đông Quan (nay thuộc huyện Đông Hưng). Đại hội đã tập trung thảo luận kiểm điểm đánh giá những kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VI; đồng thời, đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác 3 năm (1969-1971) nhằm làm thay đổi nền kinh tế, văn hóa của tỉnh, tạo nên sức sống mới cho nhân dân, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của cả nước.

Trong mọi thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn coi công tác cán bộ là công tác gốc, quyết định thành công của cách mạng.

Ở Thái Bình, ngay trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến, Tỉnh ủy đã chú trọng, quan tâm công tác xây dựng đội ngũ cán bộ phục vụ sự nghiệp “Kháng chiến kiến quốc”.

Sau ngày hòa bình lập lại, trình độ dân trí chưa được cải thiện, đại bộ phận cán bộ đảng viên chưa được đào tạo căn bản về văn hóa và khoa học kỹ thuật. Vì vậy, Tỉnh ủy và Ủy ban hành chính tỉnh Thái Bình đặc biệt coi trọng nhiệm vụ nâng cao trình độ dân trí và trình độ, năng lực công tác quản lý kinh tế kỹ thuật cho cán bộ đảng viên, coi khoa học là “khóa”, văn hóa là “chìa”; kết hợp giữa sản xuất và học tập, nhiều cán bộ được cử đi học các trường lớp bổ túc văn hóa công nông.

Thực hiện lời hứa với Bác Hồ, quyết tâm “Thanh toán mù chữ vào cuối năm 1958”, ngày 6-2-1958, Uỷ ban hành chính tỉnh thành lập Ban chỉ đạo diệt giặc dốt do Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh Giang Đức Tuệ làm trưởng ban. Cuối năm 1957, toàn tỉnh còn khoảng 72 nghìn người từ 50 - 70 tuổi mù chữ. Được sự hưởng ứng đông đảo của nhân dân, các ngành - các giới tham gia tích cực nhất là thanh niên, với các phong trào “Thanh toán mù chữ cho thanh niên”, “Hè sản xuất và diệt dốt”, “Lúa xanh tươi, người biết chữ”, “Đồng hết hoang, làng hết dốt” cho nông dân…

Cuối năm 1958, Thái Bình cơ bản xóa nạn mù chữ với tỷ lệ 94,23% người đã biết chữ. Tỉnh đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam được Chính

phủ tặng Huân chương Lao động hạng ba về thành tích diệt dốt.

Năm 1959, tỉnh đã có chủ trương mở các lớp bổ túc văn hóa tới các xã, cơ quan, xí nghiệp,… cho cán bộ, đảng viên với quy chế bắt buộc, toàn tỉnh có 67.594 người tham gia học tập.

Giáo dục phổ thông năm 1957 - 1958, có hơn 70 nghìn học sinh, 1958

- 1959 số học sinh tăng trên 141 nghìn học sinh phổ thông các cấp.

Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế, phát triển văn hóa - xã hội nhằm xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa luôn luôn được quan tâm.

Cuối năm 1960, Thái Bình hoàn thành xóa mù chữ, tỉnh ra quy chế bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên học bổ túc văn hóa các cấp. Năm học (1960 - 1961) học viên bổ túc văn hóa tốt nghiệp cấp I, cấp II là 24.114 người.

Phong trào thi đua học tập “Bắc Lý” và xây dựng “Trường xã hội chủ nghĩa” được phát động trong toàn tỉnh, với nhiều hình thức khác nhau. Năm học (1962 - 1963), chủ trương đưa lao động vào chương trình giáo dục được triển khai ở các trường trên địa bàn toàn tỉnh. Trường phổ thông nông nghiệp, trường vừa học vừa làm của các huyện ngày càng thu hút được nhiều học sinh. Cơ sở vật chất của các trường đều được tăng cường, nhiều trường được lợp ngói, xây mới.

Năm 1965, dù chuyển sang thời chiến, Thái Bình vẫn chủ trương nâng cao chất lượng giáo dục, ngành giáo dục phát động thi đua “dạy tốt, học tốt” ở cả hệ bổ túc, phổ thông, các cấp, các trường chuyên nghiệp.

Các lớp tập huấn nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn được tổ chức thường xuyên trong các làng xã, giới, ngành nhất là ở nông thôn tập huấn về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp.

Để nâng cao trình độ quản lý và trình độ khoa học kỹ thuật cho cán bộ các cấp cơ quan tỉnh, huyện tháng 3 năm 1966, hội nghị phổ biến khoa học kỹ thuật của tỉnh đã họp nhằm rút kinh nghiệm trong thâm canh tăng năng suất lúa, cây công nghiệp và chăn nuôi, công tác bảo hộ trong nông nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp, cải tiến kỹ thuật và bảo quản sử dụng máy

móc, tiết kiệm nguyên liệu,…

 Tháng 4 năm 1966, Tỉnh ủy, UBHC tỉnh quyết định mở lớp bồi dưỡng về khoa học - kỹ thuật, chủ yếu là quản lý kỹ thuật cơ bản của công nông nghiệp. Nhận thức về sự cấp thiết phải nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho cán bộ trong 3 cuộc cách mạng (quan hệ sản xuất, khoa học kỹ thuật, văn hóa tư tưởng), đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Ngô Duy Đông nhấn mạnh: Chúng ta có tinh thần cách mạng là điều đáng quý, nhưng trong sản xuất chiến đấu ngày nay mới chỉ có thế chưa đủ, chúng ta còn phải hiểu biết nhiều về khoa học kỹ thuật nữa.

Trong suốt thời kỳ đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại, nhiều địa bàn trong tỉnh bị bom địch bắn phá, nhiều cơ sở sản xuất về nơi sơ tán cũng bị máy bay địch đánh phá. Về lực lượng sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn, hàng ngàn thợ kỹ thuật giỏi, trẻ, khỏe cũng đã lên đường tham gia chiến đấu ở các chiến trường. Các HTX đã khắc phục khó khăn, bồi dưỡng đào tạo thợ tại chỗ để thay thế người đi chiến đấu. Lớp thợ vừa được đào tạo lại bổ sung cho quân đội, chi viện cho tiền tuyến. Vì vậy, thợ kỹ thuật ở hầu hết các hợp tác xã, nhất là trong dây chuyền sản xuất của các hợp tác xã cơ khí thường xuyên thiếu.

Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh năm 1969 đã xác định tăng cường đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế để đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Kết hợp giữa đào tạo tập trung và tại chức, sử dụng tốt đội ngũ cán bộ để phục vụ thiết thực cho phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.

Trong hoàn cảnh chiến tranh, mặc dù phải lãnh đạo nhiệm vụ trọng tâm: Vừa sản xuất - vừa chiến đấu, Đảng bộ Thái Bình vẫn chăm lo xây dựng, củng cố, phát triển sự nghiệp văn hóa - xã hội. Ngành giáo dục cũng đã chuyển hướng công tác tổ chức, nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với tình hình thời chiến, nâng cao trình độ hiểu biết về quản lý kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật, phục vụ công tác sản xuất, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, chi viện cho tiền tuyến.

Trong những năm 1955 - 1960, phong trào học tập văn hóa được đẩy mạnh sôi nổi rộng khắp trong toàn dân và cơ quan nhà nước.

          Các lớp tập huấn nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn được tổ chức thường xuyên trong các làng xã ngành, giới, cơ quan đoàn thể, nhất là ở

nông thôn, nhiệm vụ đào tạo cán bộ quản lý tài chính - kinh tế - kỹ thuật được đặt ra cấp thiết.

          Ngay từ những ngày đầu của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính tỉnh đã giao cho Ty Tài chính nhiệm vụ giúp đỡ các HTX về công tác tài vụ kế toán.

Sau khi Bộ Tài chính ban hành và tập huấn chế độ kế hoạch hóa 18 tài khoản áp dụng cho các hợp tác xã nông nghiệp, từ tháng 8 năm 1960, Ty tài chính đã mở các lớp đào tạo nghiệp vụ kế toán cho các hợp tác xã nông nghiệp. Các lớp học do cán bộ phòng thuế nông nghiệp của Ty Tài chính trực tiếp giảng dạy, được tổ chức tại đình Tống Vũ - Xã Vũ Chính - Huyện Vũ Tiên, mỗi khóa học dài 3 tháng.

Cuối năm 1960, phong trào hợp tác xã đang phát triển trong toàn tỉnh, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, tài chính của các hợp tác xã. Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới, Tỉnh ủy và Uỷ ban hành chính tỉnh giao cho Ty Tài chính ra quyết định thành lập “Trường Tài chính” và bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Hỷ làm Hiệu trưởng. Trường đặt tại đình Cổ Hội, xã Đông Phong - huyện Đông Quan. Ban đầu chỉ có 5 - 6 cán bộ quản lý trường, giáo viên giảng dạy vẫn dựa vào cán bộ phòng thuế nông nghiệp của Ty Tài chính kiêm nhiệm.

Từ năm 1962 - 1965, Ty Tài chính cử đồng chí Hoàng Văn Hệ về làm Hiệu trưởng nhà trường.

Giữ cương vị lãnh đạo nhà trường thời kỳ 1965 - 1976, đồng chí Trần

Đồng, Phó Ty Tài chính kiêm Hiệu trưởng. Năm 1977, đồng chí Hà Đình Lệ được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Kinh - Tài.

          Có thể nói trường Tài chính là trường đầu tiên trong tỉnh được thành lập với chức năng nhiệm vụ đào tạo cán bộ kế toán - tài vụ trước hết cho phong trào hợp tác xã nông nghiệp. Sự ra đời của trường có ý nghĩa lịch sử quan trọng góp phần vào sự nghiệp xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, là tiền thân của trường Trung học Kinh tế sau này.

Nhà trường là “chiếc nôi” đào tạo hàng ngàn người, đó là những cán bộ kế toán tài vụ, thư  ký đội của hợp tác xã nông nghiệp. Họ được huấn luyện cơ bản về nguyên lý nghiệp vụ ghi chép ban đầu, hạch toán tài khoản kế toán kép, những nguyên tắc quản lý tài sản vật tư tiền vốn …

Các khóa học đầu tiên tại Tống Vũ, Ty Tài chính đã mở được 6 lớp đào tạo cấp tốc cán bộ tài chính kế toán hợp tác xã nông nghiệp, mỗi lớp từ 150 - 180 người, kịp thời phục vụ cho việc xây dựng hệ thống sổ sách chứng từ ghi chép ban đầu,…

        Quy mô đào tạo của nhà trường không ngừng tăng lên, có thời kỳ số lượng học sinh lên tới 400 - 500 người. Từ năm 1965 trở đi, trường mở rộng đào tạo cán bộ tài vụ kế toán cho các xí nghiệp, công nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã tiểu thủ công, thời gian mỗi khóa đào tạo từ 3 tháng, 6 tháng đến 18 tháng.

Từ khi thành lập trường Tài chính, quy mô đào tạo được mở rộng nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của các HTX ngày càng phát triển. Quy mô đào tạo tăng lên, ngành nghề được mở rộng từng bước cải tiến lại tổ chức sản xuất theo các hình thức chuyên ngành, công tác hạch toán kế toán cũng được đổi mới cho phù hợp, chế độ kế toán được bổ sung sửa đổi theo hệ thống 13 tài khoản phù hợp với điều lệ HTX nông nghiệp và điều lệ quản lý tài chính HTX được ban hành, công tác đào tạo bồi dưỡng của trường đã đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đó.

Về sau các lớp đào tạo được tương đối toàn diện hơn, bao gồm cả kế

toán, tài vụ, thống kê, kế hoạch, ngân hàng, tín dụng. Mỗi khóa học kéo dài 18 tháng. Học viên sau khi theo học xong khi về công tác phần lớn đảm nhiệm chức vụ kế toán trưởng hoặc trưởng tài vụ hợp tác xã.

Tính từ năm 1960 đến năm 1977, trường đã đào tạo 10.327 học viên kế toán thống kê nông nghiệp với trình độ sơ cấp chiếm 80% số học sinh. Nhà trường luôn bám sát nhiệm vụ chính trị phục vụ sự nghiệp cải tạo quan hệ sản xuất, phát triển kinh tế, ưu tiên kinh tế nông nghiệp để thực hiện chương trình đào tạo.

Từ những năm giữa thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70, các hợp tác xã thủ

công nghiệp, nghề cá muối, giao thông vận tải được xây dựng và phát triển mạnh, trường đã mở các khóa đào tạo kế toán thống kê công nghiệp và giao thông vận tải, xây dựng cơ bản và thủy sản thời gian đào tạo từ 3 đến 6 tháng có trình độ sơ cấp. Từ năm 1960 đến năm 1977, nhà trường đã đào tạo 1803 học sinh cho các ngành trên, chiếm 14% tổng số học viên được đào tạo cùng kỳ. Trong đó kế toán thống kê công nghiệp, giao thông vận tải là 1.501 học viên; xây dựng cơ bản là 202 học viên; thủy sản là 100 học viên. Phần lớn học viên đều giữ chức vụ kế toán trưởng hợp tác xã được cử đi học.

Các cơ sở kinh tế quốc doanh phát triển cũng đòi hỏi nhu cầu cán bộ kế toán thống kê, trường đã chuẩn bị đội ngũ giáo viên, giáo án và chương trình giảng dạy, lập kế hoạch xin UBND tỉnh chiêu sinh lớp kế toán công nghiệp sơ cấp. Sau khi tốt nghiệp đã có hơn 100 học sinh được phân phối về công tác tại các xí nghiệp trong tỉnh và cơ quan chủ quản. Kết quả đó khẳng định bước trưởng thành của trường. Tiếp theo, tỉnh đã đồng ý cho nhà trường tuyển sinh các khóa học 9 tháng và 18 tháng, mở các khóa kế toán công nghiệp trung cấp tại chức.

Cùng với cơ sở vật chất được xây dựng và đội ngũ giáo viên được bổ sung thêm, nhà trường cũng tăng cường liên kết với các trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, Trường Trung học Tài chính kế toán Hải Hưng đã tạo điều kiện để nhà trường tăng thêm chỉ tiêu tuyển sinh, có thời điểm tăng lên khoảng 400 - 500 học sinh, các ngành học cũng được mở thêm. Đến hết năm 1977, trường đã đào tạo 340 học sinh tốt nghiệp sơ cấp kế toán hành chính sự nghiệp, 70 học sinh lớp ngân hàng sơ cấp, 324 học sinh tốt nghiệp kế toán trung cấp công nghiệp, 305 kế toán thống kê trung cấp nông nghiệp, 55 cán bộ thuế công thương nghiệp trung cấp.

Thực hiện chủ trương của tỉnh về tăng cường đội ngũ cán bộ thuế công thương nghiệp, nhất là việc tiếp nhận hàng trăm thương bệnh binh ở chiến trường về, đã có 462 người được trường đào tạo nghiệp vụ kế toán - tài chính bổ sung về công tác tại các phòng tài chính huyện thị.

 Cùng với việc thực hiện chế độ phân cấp ngân sách cấp huyện, nhà nước ban hành điều lệ ngân sách xã bổ sung và sửa đổi nhằm xác định rõ vai

trò vị trí  của tài chính cấp xã và tài chính hợp tác xã, trường được giao nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ tài chính xã, phần lớn là trưởng ban tài chính xã được cử đi học. Đến năm 1977, số lượng học viên tốt nghiệp trình độ sơ cấp là 925 người, đã góp phần quan trọng nâng cao năng lực quản lý tài chính và ngân sách của chính quyền cấp xã lúc đó.

Song song với đào tạo sơ cấp, trung cấp nhà trường được tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch của các ngành, các cơ sở kinh tế và các xã nhằm tiếp tục nâng cao trình độ năng lực công tác nghiệp vụ cho cán bộ, nhất là tạo điều kiện cho cán bộ tiếp thu những chính sách, chế độ, thể lệ, tài chính kế toán mới được bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.

Vào những năm thập kỷ 70, tập huấn hệ thống chế độ kế toán thống nhất và điều lệ kế toán nhà nước, chương trình kế toán trưởng được bổ sung sửa đổi, ban hành chế độ kế toán nông nghiệp 43 tài khoản. Đó là những yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi phải được tập huấn để nhanh chóng đưa những chính sách chế độ vào thực thi tại cơ sở. Đến hết năm 1977, số người được tập huấn kế toán trưởng là 798 người, tập huấn chế độ tài chính - kế toán là 1300 người, cán bộ tài chính xã là 90 người và kế toán các cơ quan hành chính sự nghiệp là 40 người.

Những kết quả đào tạo của nhà trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần xứng đáng vào thành tựu của tỉnh trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

          + Năm 1973, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc từng bước cải thiện hợp lý hóa tổ chức, giảm biên chế các cơ quan hành chính Nhà nước. Ủy ban hành chính tỉnh chủ trương cần phải thu gọn và ổn định quy mô đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh; tăng cường đội ngũ giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật đảm bảo cho yêu cầu đào tạo; coi trọng việc nâng cao chất lượng toàn diện, nâng cao năng lực thực hành; cải tiến công tác đào tạo, gắn giảng dạy, học tập với lao động sản xuất; tăng cường công tác chỉ đạo và quản lý tốt khối giáo dục chuyên nghiệp và chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, chăm lo đời sống của học sinh và cán bộ giáo viên.

          Năm 1973, trường Thống kê được Tỉnh ủy và Ủy ban hành chính tỉnh quyết định sáp nhập vào trường Tài chính, từ đó trường mang tên là trường Kinh tế Tài chính Thái Bình trực thuộc Ty Tài chính. Trường đảm nhiệm thêm việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ thống kê kế hoạch, sáp nhập trường Thống kê thành trường Kinh tế Tài chính.

          + Năm 1974, Ủy ban hành chính tỉnh quyết định nhập thêm trường Ngân hàng vào trường Kinh tế Tài chính, lúc này trường mang tên mới là trường Kinh - Tài Thái Bình.

  Sau năm 1975, quán triệt Nghị quyết 183 của Hội đồng Chính phủ về

việc “cải tiến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trung học chuyên nghiệp”, và Quyết định số 53-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 6-3-1975 “về việc bổ sung một số chủ trương, biện pháp đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng công nhân kĩ thuật”, đồng thời căn cứ vào Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Thái Bình tháng 7-1975, Ủy ban hành chính tỉnh có chủ trương sắp xếp lại một số trường, lớp chuyên nghiệp hiện có cho phù hợp với khả năng và yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa trong tỉnh. Ra sức củng cố và ổn định các trường về mục tiêu, nhiệm vụ, quy mô đào tạo đồng thời chuẩn bị điều kiện phát triển cho giai đoạn sau; kiện toàn bộ máy tổ chức, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí, cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng toàn diện.

Về nhiệm vụ cụ thể, trong năm 1975-1976, các ngành, các cấp có trách nhiệm nghiên cứu đề xuất chủ trương, có biện pháp cụ thể nhằm sắp xếp lại hệ thống và quy mô các trường cho phù hợp.

Đối với trường Kinh - Tài cần tích cực chuẩn bị mọi điều kiện về cán bộ lãnh đạo, đội ngũ cán bộ đảng viên và cơ sở vật chất để tổ chức thành trường trung học làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trung học tài vụ kế toán, thống kê kế hoạch và lao động cho HTX nông nghiệp đồng thời đào tạo trung học (tại chức) tài vụ kế toán cho các cơ quan, xí nghiệp, công trường trong tỉnh. Quy mô từ 400 - 500 học sinh.

          Năm 1978, do yêu cầu nâng cao trình độ đào tạo cho cán bộ kinh tế tài

chính, trường Kinh - Tài Thái Bình đã được nâng cấp thành trường Trung học Kinh tế trực thuộc Ty Tài chính. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của trường là đào tạo bồi dưỡng cán bộ tài chính kế toán, thống kê kế hoạch, lao động tiền lương trình độ trung cấp.

          Việc nâng cấp lên trung học kinh tế đánh dấu mốc lịch sử phát triển của nhà trường, góp phần đào tạo bồi dưỡng cán bộ có trình độ quản lý tài chính, hạch toán kinh doanh, phục vụ nhiệm vụ quản lý kinh tế của tỉnh.

Đại thắng mùa xuân năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi, Tổ quốc thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đất nước đứng trước những cơ hội và thách thức phức tạp, khó khăn.

Khi bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ của thời kỳ mới, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đứng trước những thuận lợi hết sức cơ bản: Đất nước sạch bóng quân xâm lược, Nam - Bắc sum họp một nhà, tỉnh có đội ngũ lao động dồi dào, quan hệ sản xuất được củng cố và phát triển. Đồng thời, nhân dân Thái Bình cũng đứng trước những khó khăn, phức tạp: Hậu quả của hai cuộc chiến tranh phá hoại gây ra chưa được khắc phục, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu. Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp; khoa học chưa có điều kiện phát triển, năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân khó khăn, trình độ quản lý về mọi mặt của cán bộ, đảng viên còn nhiều hạn chế.

 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ IX diễn ra từ ngày 3 đến ngày 8-7-1975, tại Hội trường Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ rõ: Trên cơ sở xây dựng một cơ cấu công - nông hợp lý, gắn liền với nông nghiệp, phục vụ nông nghiệp và dựa vào nông nghiệp để đưa sản  xuất công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển nhanh mạnh, vững chắc; thực hiện một bước sự biến đổi cơ cấu của nền kinh tế và của ngành nông nghiệp nhằm giải quyết 3 nhiệm vụ chính là: trang bị máy móc và công cụ cho sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm và nông sản, vật liệu tiêu dùng và xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu của xây dựng và phục vụ đời sống.

Đại hội đề ra phương hướng hành động của Đảng bộ và nhân dân tỉnh

ta trong kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976-1980). Nghị quyết Đại hội phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong tỉnh quyết tâm thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ “xây dựng Thái Bình thành tỉnh gương mẫu về mọi mặt”.

Tình hình nhiệm vụ mới đòi hỏi phải sớm có một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế để phục vụ yêu cầu mới.

Đi đôi với đẩy mạnh xây dựng và phát triển kinh tế, Đảng bộ Thái Bình đã chăm lo đời sống người lao động, phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa, thể thao. Do hậu quả của chiến tranh, cùng với thiên tai, hỏa hoạn thường xuyên xảy ra, nên cơ sở trường học xây dựng không kịp với yêu cầu của sự nghiệp giáo dục.

Tháng 8 -1975, Hội nghị Thường vụ Tỉnh ủy họp đã chỉ rõ: phải nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế kỹ thuật có trình độ đại học trước hết là cho mặt trận nông nghiệp.

Đáp ứng yêu cầu đó, tháng 8-1975, UBND tỉnh ra quyết định thành lập trường Kinh tế Kỹ thuật tại chức.

Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh cử đồng chí Đào Ngọc Chế - Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Hiệu trưởng trường, kỹ sư Nguyễn Đình Điệu giữ chức Hiệu phó chuyên trách điều hành mọi công việc quản lý nhà trường. Ngoài ra có hai Hiệu phó kiêm nhiệm là kỹ sư Lê An Ninh - Viện trưởng viện nghiên cứu nông nghiệp Vũ Phúc, kỹ sư Nguyễn Văn Chứ - Phó Ty nông nghiệp.

Cơ sở vật chất của trường ban đầu gần như không có gì đáng kể. Địa điểm đặt tại xã Vũ Lạc, huyện Kiến Xương, mượn HTX ba gian nhà kho của ba đội sản xuất làm lớp học.

Sau một thời gian chuẩn bị về tổ chức trường lớp và đề án nhiệm vụ của trường, thực hiện chủ trương của Thường vụ Tỉnh ủy và UBHC tỉnh giao cho trường chiêu sinh khóa Đại học nông nghiệp tại chức đầu tiên do Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội giảng dạy.

Đối tượng chiêu sinh theo chỉ đạo của tỉnh khoảng 70% là cán bộ chủ

chốt HTX nông nghiệp. Học sinh phải có điều kiện tốt nghiệp lớp 10 và phải qua kiểm tra văn hóa, với số học sinh được chọn cử đi học từ các HTX nông nghiệp và cơ quan là 400 người, phần lớn đều là chủ nhiệm, kiểm soát, tài vụ, kế toán, kỹ thuật.

Đề thi vào lớp đại học theo quy chế của Bộ Đại học và Trường Đại học Nông nghiệp I. Tỉnh đã tổ chức lớp ôn luyện văn hóa khoảng 2 tháng. Giáo viên luyện thi nhờ các trường bổ túc văn hóa, trường phổ thông trung học và trường Đại học Nông nghiệp I. Do cơ sở vật chất khó khăn, chật hẹp, phải học 2 ca. Học sinh được gửi vào nhà dân để ở. Sau kỳ thi đã có gần 200 học sinh đỗ vào khóa  đại học nông nghiệp tại chức đầu tiên.

Trường Kinh tế Kỹ thuật tại chức là trung tâm đào tạo bồi dưỡng đại học tại chức cho cán bộ kinh tế kỹ thuật trong tỉnh trước hết là cán bộ nông nghiệp ở cơ sở hợp tác xã.

          Căn cứ theo tình hình kinh tế, cơ sở vật chất và nhiệm vụ đòi hỏi kết hợp giữa công tác học tập, yêu cầu vận dụng lý luận và thực tiễn nên hình thức đào tạo của nhà trường chủ yếu là đào tạo tại chức.

          Trong thời kỳ đất nước đã thống nhất, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, theo phương hướng của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (tháng 4 năm 1977), cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp được đẩy mạnh nhất là về giống lúa và con vật nuôi, cơ khí hóa nông nghiệp, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn, quan hệ sản xuất được củng cố.

          Trong tình hình mới, Tỉnh ủy đặc biệt coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo theo quy hoạch, nhất là cán bộ cho phong trào nông nghiệp. Nghị quyết 10 Thường vụ Tỉnh ủy đã đề ra mục tiêu đào tạo cho HTX nông nghiệp có 4 kỹ sư trồng trọt, chăn nuôi, quản lý kinh tế và tài chính kế toán.

          Nhiệm vụ đào tạo của nhà trường nặng nề hơn, Ủy ban nhân dân tỉnh đặc biệt quan tâm tạo mọi điều kiện để trường tuyển sinh, đồng thời đầu tư thêm về xây dựng cơ sở vật chất.

          Trong những năm 1976-1982, Trụ sở hiệu bộ làm việc của trường phải mượn hai phòng của trường Chính trị tại chức.

Về mục tiêu đào tạo hệ Đại học trọng tâm là các HTX nông nghiệp và các ngành phục vụ nông nghiệp, các ngành học chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, quản lý HTX, tài vụ kế toán và các ngành cơ khí, điện, xây dựng.

          Đối tượng chủ yếu là cán bộ chủ chốt các hợp tác xã đã có trình độ lý luận và thực tiễn, cán bộ các ngành phục vụ nông nghiệp đã có trình độ trung cấp nghiệp vụ chuyên môn có đủ điều kiện, tiêu chuẩn được các cơ sở tuyển chọn đi học, phải qua thi tuyển văn hóa.

          Kinh phí đào tạo do các cơ sở cử đi học chịu trách nhiệm, nhà trường tuyển sinh theo chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh giao hàng năm.

          Về bồi dưỡng theo chương trình tương đương đại học cho đối tượng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý đã cao tuổi không có điều kiện học các lớp đào tạo.

          Hình thức đào tạo chủ yếu là tại chức, thời gian các khóa đào tạo là 5 năm, mỗi năm tập trung tại trường là 3 tháng, các lớp bồi dưỡng học 3 năm,

mỗi tháng học 4 ngày.

          Nội dung chương trình giảng dạy do các trường đại học Hà Nội đảm nhiệm từ khâu thi tuyển, giảng dạy, thực tập, thi tốt nghiệp và cấp bằng, cấp chứng chỉ, nhà trường đã liên kết đào tạo với 6 trường đại học ở Hà Nội.

          Nhà trường đảm nhận giảng dạy các môn cơ bản và kỹ thuật chuyên ngành, hướng dẫn ôn tập và thảo luận, phương tiện thiết bị thực hành thực tập, tổ chức ăn ở, sinh hoạt cho học sinh.

          Do nhà trường khó khăn về cơ sở trường lớp và chưa có khu nội trú, nên học sinh tự lo nơi ăn nghỉ; lớp học chủ yếu là mượn hội trường trường Lý luận tại chức, Ty Tài chính, Ty Nông nghiệp…

          Học sinh được cơ sở cử đi học đều theo quy hoạch, cán bộ được bao cấp về kinh phí nên việc tuyển chọn ở cơ sở rất kỹ lưỡng và theo chỉ tiêu kế hoạch phân bổ từng khóa học. Học viên phải qua từ 3 đến 4 cơ quan xét duyệt, cán bộ nhà trường phải về các ngành, các cơ sở huyện thị, các HTX để tổ chức tuyển sinh.

          Việc thi tuyển vào các lớp đại học đều theo quy chế quốc gia thi văn

hóa. Học sinh phải đạt các điểm chuẩn quy định của từng trường, từng khóa học. Các đối tượng thi đều được tổ chức ôn luyện văn hóa từ 3-4 tháng, tỷ lệ trúng tuyển đạt 50 - 60%.

          Các lớp đại học nông nghiệp khóa I, số tuyển chọn đi thi là 400 người, lúc thi còn 300 người và thi đỗ là 180 người. Năm 1978-1979, tuyển sinh và thi tuyển lớp kỹ sư xây dựng là 76 người và kỹ sư cơ điện là 32 người. Đây là 3 ngành đại học tại chức đánh dấu sự thành công của nhà trường. Nhà trường đã khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu để đạt được kết quả.

Về bồi dưỡng, khóa học 1977-1978 tuyển sinh 3 lớp: kinh tế kế hoạch là 120 người, kinh tế nông nghiệp là 100 người, quản lý tài chính là 106 người. Phần lớn là cán bộ quản lý của các ngành, các công ty, xí nghiệp, hợp tác xã, huyện thị. Lớp quản lý tài chính khai giảng tại hội trường Ty tài chính, do trường Đại học Tài chính kế toán Hà Nội giảng dạy, thời gian học 2 năm. Tốt nghiệp năm 1980, 84 học viên được cấp chứng nhận đã học xong một số môn theo chương trình tương đương đại học, gồm 7 môn học (kinh tế chính trị, tài chính học, lưu thông tiền tệ - tín dụng giá cả, kinh tế và tổ chức quản lý xí nghiệp công nghiệp, nguyên lý kế toán, phân tích hoạt động kinh tế xí nghiệp công nghiệp, pháp chế).

          Năm học 1980 - 1981, khai giảng hai lớp bồi dưỡng quản lý kinh tế công nghiệp là 105 người và quản lý kinh tế nông nghiệp là 103 người, đối tượng là chủ nhiệm các hợp tác xã thủ công nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp.

          Về đào tạo theo kế hoạch tuyển sinh và thi tuyển đại học nông nghiệp khóa II (1980 - 1985) số lượng là 106 học sinh, trong đó có 32 kỹ sư trồng trọt, 46 kỹ sư chăn nuôi, còn lại là kỹ sư kinh tế do trường Đại học Nông nghiệp I giảng dạy.

Năm học 1981-1982, trường mở lớp bồi dưỡng lớp chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp số lượng là 100 người, lớp kế toán trưởng hợp tác xã 100 người. Ngày 24-8-1981, Ủy ban nhân dân tỉnh có công văn số 317 về việc tuyển sinh lớp Đại học Nông nghiệp khóa III.

Trong những năm 1983 - 1989: Tháng 12-1982, Thường vụ Tỉnh ủy có Nghị quyết số 11 về việc sắp xếp lại quy mô các trường lớp, tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, lấy bồi dưỡng là chính và ưu tiên đào tạo cho khu vực kinh tế tập thể.

Tháng 9-1983, thực hiện quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, trường Bồi dưỡng nông nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp sáp nhập vào trường Kinh tế Kỹ thuật tại chức. Từ năm học 1984 - 1985, trường có thêm nhiệm vụ mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày cho HTX nông nghiệp.

Năm học 1983 - 1984, trường tuyển sinh lớp đại học tài chính kế toán các trạm trại nông nghiệp. Khóa học này do trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội giảng dạy. Chỉ tiêu tuyển sinh là 202 người. Đối tượng tuyển sinh là kế toán nông nghiệp đang trực tiếp công tác tại cơ sở bao gồm hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam Ninh. Thái Bình có 229 người dự tuyển và có 106 người trúng tuyển. Hà Nam Ninh trúng tuyển là 63, tổng là 169 người.

          Tổ chức bồi dưỡng ngắn ngày cho ba đối tượng: phó chủ nhiệm tài vụ là 250 người, kiểm soát là 250 người, ủy viên quản trị là 250 người. Năm học 1983 - 1984, theo chỉ tiêu kế hoạch lần đầu tiên nhà trường mở rộng bồi dưỡng trình độ đại học ngành thương nghiệp cả nội thương và ngoại thương để đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ cho cán bộ công tác ngành, cán bộ phân phối lưu thông; đối tượng chủ yếu là chánh phó chủ nhiệm công ty tỉnh, huyện; cửa hàng; trưởng, phó phòng nghiệp vụ thuộc 16 cơ quan, 8 ngành. Số lượng chiêu sinh là 169 người, do trường Đại học Thương nghiệp giảng dạy.

          Nội dung bồi dưỡng gồm 5 môn học, thời gian tập trung 4-5 đợt, toàn khóa học 10 tháng. Kết thúc khóa học, học sinh phải viết chuyên đề tốt nghiệp, lựa chọn trong 3 môn: tổ chức và kỹ thuật thương nghiệp, kinh tế thương nghiệp, quản lý thương nghiệp, và bảo vệ tại cơ quan thực tập. Tháng 11 - 1986, khóa học bế giảng.

          Năm học 1985-1986, lớp Đại học Nông nghiệp khóa II tốt nghiệp ra trường, thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh đại học nông nghiệp Khóa III, số lượng hồ sơ dự tuyển là 450, số đủ điều kiện gọi dự thi là 299, đạt điểm trúng tuyển là 190, chiếm 63.5 %.

          Thực hiện chủ trương của tỉnh tiếp tục nâng cao trình độ đào tạo sau đại học, đáp ứng yêu cầu của đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật trong tỉnh, sau một thời gian nhà trường tổ chức đi tham quan các tỉnh học tập kinh nghiệm và chuẩn bị điều kiện cần thiết cho công tác tuyển sinh lớp sau đại học. Khóa học đầu tiên có 80 học viên đủ điều kiện trúng tuyển.

Năm học 1987 - 1988, theo kế hoạch tuyển sinh khóa II Đại học Tài chính Kế toán, chỉ tiêu 140, phân bổ 60 kế toán công nghiệp, 80 kế toán nông nghiệp, số dự thi là 340, trúng tuyển là 198 người. Cùng năm học, lớp Đại học tại chức tài chính kế toán khóa I (1983-1988) bế giảng với 106 học viên được công nhận tốt nghiệp ra trường.

Năm học 1988-1989, nhà trường mở thêm các lớp đại học ngoại thương bồi dưỡng kiến thức kinh tế ngoại thương và bồi dưỡng kế toán trưởng công nghiệp.

Trong điều kiện hết sức khó khăn thiếu thốn, nhà trường đã đào tạo được hơn 6.800 học sinh, trong đó 8 khóa học đại học là 903 người và 8 lớp bồi dưỡng tương đương đại học là 864 người, sau đại học là 82 người và tập huấn nghiệp vụ ngắn ngày gần 5000 học sinh.

+ Năm 1976, tình hình trường lớp hết sức khó khăn cho việc đảm bảo dạy và học, mặt khác thực hiện chủ trương sắp xếp lại các trường chuyên nghiệp trong tỉnh nên tháng 8-1976, tỉnh quyết định sáp nhập trường Kinh tế Kỹ thuật tại chức vào trường Trung học Nông nghiệp Quỳnh Côi.

+ Năm 1977, qua gần một năm hợp nhất thực tế đã bộc lộ những hạn chế nhược điểm để chuẩn bị mọi mặt cho việc thực hiện kế hoạch đào tạo quy mô lớn hơn đối với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật theo quy hoạch của tỉnh.

          Ngày 23-5-1977, Hội nghị Thường vụ đã có nghị quyết và đến ngày 10-6-1977, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình ra Quyết định số 57/TC thành lập lại trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ kinh tế, kỹ thuật tại chức trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, gọi tắt là trường Kinh tế Kỹ thuật tại chức. Nội dung quyết định nêu rõ: Trường Kinh tế Kỹ thuật tại chức có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh liên hệ với các trường đại học tổ chức một số lớp đào tạo và bồi dưỡng tại chức có trình độ đại học về quản lý kinh tế và kỹ thuật cho một số cán bộ của tỉnh, huyện, hợp tác xã và các xí nghiệp quốc doanh. Ngành nghề cần đào tạo, bồi dưỡng trước mắt tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, kinh tế, kế hoạch, giao thông vận tải, thủy lợi và tài chính kế toán. Hình thức đào tạo sẽ căn cứ vào yêu cầu và đối tượng đào tạo để mở một số lớp đào tạo có bằng cấp và bồi dưỡng không bằng cấp. Nội dung, chương trình giảng dạy, quy chế học tập, thi tuyển, công nhận tốt nghiệp,… Trường  Kinh tế kỹ thuật tại chức bàn bạc với các trường đại học giúp đỡ, để phân rõ trách nhiệm và cùng nhau thực hiện tốt theo quy chế chung. Đối tượng tuyển sinh và chỉ tiêu đào tạo hàng năm do trường Kinh tế Kỹ thuật tại chức và các ngành có liên quan nghiên cứu và đề nghị Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định. Quyền lợi của những học sinh học trường Kinh tế kỹ thuật tại chức được áp dụng theo quy chế hiện hành của Nhà nước. Kinh phí xây dựng trường lớp và mọi chi phí khác cho việc tổ chức mở các lớp hàng năm được cân đối trong phạm vi kinh phí đào tạo của địa phương.

          Trường Kinh tế Kỹ thuật tại chức có Hiệu trưởng, Hiệu phó do Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm; có một số cán bộ, nhân viên làm công tác hành chính, tổ chức, giáo vụ, và một số giáo viên. Chỉ tiêu biên chế hàng năm căn cứ vào quy mô chiêu sinh mà quyết định, trước mắt năm 1977, bộ máy nhà trường được sử dụng 7 biên chế.

          Số giáo viên giảng dạy các môn khoa học cơ bản và chuyên khoa chủ yếu nhờ sự giúp đỡ của các trường đại học và lựa chọn những cán bộ kinh tế, kỹ thuật giỏi hiện đang công tác ở các ngành làm giáo viên kiêm chức.

          Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh phân công đồng chí Đào Ngọc Chế, Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Hiệu trưởng, các đồng chí Nguyễn Đức Ngoạn là Phó Hiệu trưởng thường trực điều hành, đồng chí Vũ Chu Du, Phó ban Khoa giáo tỉnh ủy kiêm Hiệu phó. Biên chế lúc đầu có 5 người, sau tăng lên 20 người, có 13 người là giáo viên.

 Đến cuối năm 1979, Tỉnh ủy và UBND tỉnh điều động đồng chí Phí

Văn Hài, Phó Ty xây dựng về giữ chức Phó Hiệu trưởng.

          Về sau đồng chí Nguyễn Đức Ngoạn được tỉnh cử sang công tác ngành khác, đồng chí Phí Văn Hài - Phó Hiệu trưởng thường trực điều hành mọi công việc của nhà trường.

          + Năm 1983, Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh quyết định sáp nhập trường bồi dưỡng nông nghiệp vào trường Kinh tế Kỹ thuật tại chức. Bộ máy lãnh đạo của nhà trường lúc đó được Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đề bạt đồng chí Phí Văn Hài làm Hiệu trưởng; Phó Hiệu trưởng có các đồng chí Bùi Ninh Đề, đồng chí Bùi Quang Tạo, đồng chí Nguyễn Bá Nhận nguyên Hiệu trưởng trường Bồi dưỡng Cán bộ nông nghiệp về giữ chức Phó Hiệu trưởng.

          + Năm 1989, Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng theo yêu cầu đổi mới công tác đào tạo và hợp lý hóa tổ chức các trường chuyên nghiệp, Thường vụ Tỉnh ủy đã có Nghị quyết và Uỷ ban nhân dân tỉnh ra Quyết định số 355 ngày 21-8-1989 hợp nhất trường Kinh tế Kỹ thuật tại chức trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh với trường Trung học Kinh tế (thuộc Sở tài chính vật giá) thành trường Kinh tế Kỹ thuật trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời tỉnh còn quyết định tiếp nhận nhiệm vụ đào tạo và một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên của trường Dạy nghề Thương nghiệp.

          Sau khi Hiệp định Pari được ký kết mở ra bước ngoặt mới của cách mạng Việt Nam, là cơ sở để nhân dân ta tiếp tục tiến lên giành thắng lợi mới, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước.

          Để khắc phục hậu quả cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ, đồng thời tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tháng 1-1973, đã có 235 HTX nông nghiệp đăng ký thi đua “Xây dựng cánh đồng Quảng Trị kiên cường”. Đầu tháng 2-1973, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh phát động phong trào thi đua “Đẩy mạnh sản xuất, khắc phục hậu quả chiến tranh”. Tháng 4-1973, Hội nghị nông nghiệp các tỉnh thuộc khu vực trung du, vùng đồng bằng Bắc Bộ khai mạc. Tại hội nghị, các HTX tiêu biểu đã báo cáo kinh nghiệm, cách sản xuất của mình. Sau hội nghị, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các huyện và các HTX rút kinh nghiệm để đạt năng suất cao.

Tháng 9-1973, Hội nghị đại biểu nhân dân toàn tỉnh họp để quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về “khôi phục và phát triển kinh tế 3 năm (1973- 1975)” đồng thời nghe Tỉnh ủy và UBND tỉnh báo cáo kiểm điểm kết quả phát triển kinh tế 3 năm (1971-1973), bàn thực hiện phương hướng, kế hoạch 2 năm (1974-1975) của tỉnh. Tháng 10-1973, Tỉnh ủy tiếp tục mở hội nghị bàn về xây dựng cấp huyện và tổ chức lại sản xuất HTX nông nghiệp, quá trình cải tạo quan hệ và cải tiến sản xuất năm 1973.

Đảng và Nhà nước xác định, nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng, vừa đáp ứng phát triển kinh tế vừa phục vụ nhiệm vụ quốc phòng. Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp. Để nhanh chóng đưa đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, nhất là trong nông nghiệp đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ nông nghiệp giỏi về quản lý, khắc phục tình trạng cán bộ yếu kém làm cho đường lối, chính sách không được tổ chức tốt ở cơ sở.

Đầu năm 1973, Hội nghị Thường vụ tỉnh thông qua nghị quyết thành lập trường “Bồi dưỡng Cán bộ nông nghiệp”. Tháng 3-1973, Uỷ ban hành chính tỉnh ra quyết định số 42 thành lập trường Bồi dưỡng Cán bộ nông nghiệp.

Tháng 3-1973, Uỷ ban hành chính tỉnh ra quyết định bổ nhiệm đồng chí Hoàng Chí Thân làm Hiệu trưởng. Lúc đó trường trực thuộc Uỷ ban nông nghiệp tỉnh.

Nhiệm vụ chủ yếu của trường là bồi dưỡng cán bộ nông nghiệp về quản lý kinh tế - kỹ thuật, trước hết là cán bộ hợp tác xã nông nghiệp đối tượng chủ yếu là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, kiểm soát, tài vụ, kế toán trưởng hợp tác xã, đội trưởng sản xuất, cán bộ kỹ thuật và một số cán bộ nông nghiệp huyện.

Nội dung chương trình chủ yếu là quán triệt, hướng dẫn tổ chức, triển

khai kịp thời việc thực hiện các nghị quyết, đường lối, chính sách của Trung ương, Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính tỉnh về nông nghiệp, tập huấn về nghiệp vụ hạch toán, về kỹ thuật nông nghiệp.

Chức năng nhiệm vụ của trường là bồi dưỡng cán bộ nông nghiệp. Lúc đầu nhà trường chỉ có 3 giáo viên, không có cở sở trường lớp, hoạt động hết sức khó khăn. Do cơ sở vật chất hết sức thiếu thốn, nhà trường mở các lớp khi ở tỉnh, khi ở huyện hoặc các cụm xã kết hợp giáo viên của trường và mời thêm giáo viên kiêm chức để giảng dạy là các đồng chí trong Thường vụ Tỉnh ủy, trưởng phó các ban ngành của tỉnh; giáo trình, giáo án được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu nhằm cụ thể hóa đường lối, chính sách, nghiệp vụ quản lý kinh tế, kỹ thuật hạch toán. Mỗi khóa học kéo dài từ 7 đến 15 ngày.

Từ năm 1973 đến năm 1983, vượt qua khó khăn trường bồi dưỡng cán bộ nông nghiệp đã bồi dưỡng hơn 10.000 lượt cán bộ kinh tế và kỹ thuật nông nghiệp góp phần triển khai chỉ đạo và tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy và Ủy ban hành chính tỉnh đối với nông nghiệp, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp củng cố quan hệ sản xuất mới.

Sau khi Ủy ban nông nghiệp tỉnh giải thể, trường trực thuộc Ban nông

nghiệp Tỉnh ủy. Tháng 9 năm 1976, thực hiện chủ trương của Thường trực Tỉnh ủy về việc hợp nhất một số trường, nên trường Bồi dưỡng cán bộ nông nghiệp sáp nhập vào trường Trung học nông nghiệp Quỳnh Côi.

Tháng 12-1979, tỉnh lại quyết định tái thành lập trường Bồi dưỡng Cán bộ nông nghiệp, trường được tách ra khỏi trường trung học Nông nghiệp và trực thuộc Ban nông nghiệp tỉnh. Thời kỳ này, kỹ sư kinh tế Nguyễn Bá Nhân được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm làm Hiệu trưởng nhà trường.

Quy mô trường được mở rộng hơn, giảng dạy các môn về kinh tế, hạch toán, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật. Biên chế của nhà trường là 16 người, trong đó có 13 kỹ sư.

Đến năm 1981, trường lại được quyết định trở về trực thuộc Sở Nông

nghiệp để phục vụ công tác bồi dưỡng cán bộ chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và quản lý hợp tác xã.

Năm 1983, Nhà nước có chủ trương của về việc sắp xếp lại các cơ quan Nhà nước và hệ thống các trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ kinh tế kỹ thuật của tỉnh. Tháng 9-1983, thực hiện Nghị quyết của Thường vụ Tỉnh ủy và quyết định của UBND tỉnh, trường bồi dưỡng nông nghiệp sáp nhập vào trường Kinh tế Kỹ thuật tại chức của tỉnh.

          Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) quyết định thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Đại hội VIII (1996) thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng ta xác định “khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1991) đề ra nhiệm vụ: Tập trung lực lượng phát triển nhanh nền kinh tế hàng hóa, trọng tâm là sản xuất nông nghiệp; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo ổn định nhu cầu về lương thực của nhân dân trong tỉnh; tạo thêm việc làm cho người lao động, giảm mạnh nhịp độ tăng dân số; phấn đấu từng bước làm biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong tổng giá trị sản lượng công - nông nghiệp; tăng mức tích lũy từ nội bộ nền kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, Nghị quyết Đại hội đã xác định: có kế hoạch cụ thể để thực hiện chương trình “xây dựng đô thị và nông thôn mới”. Ở nông thôn, chủ yếu tập trung thực hiện “4 hóa” theo định hướng chiến lược của tỉnh “điện, đường, trường, trạm”.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XV (1996) đề ra phương hướng, nhiệm vụ chung của tỉnh từ năm 1996 đến năm 2000: Giữ vững ổn định chính trị. Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới; tập trung cao độ mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ, vượt qua mọi khó khăn thách thức; khai thác có hiệu quả tiềm năng, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tăng cường nhiệm vụ quốc phòng - an ninh; nâng cao chất lượng sự nghiệp văn hóa - xã hội; tiếp tục đổi mới và chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền các đoàn thể nhân dân vững mạnh. Phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996-2000, từng bước nâng cao mức sống của nhân dân, tăng tích lũy từ nội bộ, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, tạo tiền đề vững chắc cho những năm tiếp theo.

Từ sau khi thực hiện đường lối đổi mới đất nước, cùng với cả nước, kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục - đào tạo của Thái Bình có nhiều chuyển biến và khởi sắc, tốc độ tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người tăng. Khu vực kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững, đời sống nhân dân ổn định. Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư như điện, đường, trường, trạm, nước sạch, thông tin.

Theo dự án quy hoạch phát triển kinh tế đến năm 2010, Thái Bình hình thành 3 khu vực kinh tế trọng điểm:

- Khu công nghiệp phía tây Thị xã Thái Bình tập trung nhiều ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ trong đó cần tập trung đào tạo cán bộ kỹ thuật điện, điện tử, cơ khí và chế biến nông sản thực phẩm có trình độ cao.

- Khu công nghiệp khí mỏ Tiền Hải là khu công nghiệp lớn, công nghệ cao cần rất nhiều cán bộ kinh tế kỹ thuật có trình độ cao đẳng trở lên và công nhân lành nghề, phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng, đạm, điện,...

- Khu kinh tế biển Diêm Điền cần phải đào tạo cao đẳng chế biến thủy hải sản, thương mại dịch vụ,...

Các khu kinh tế trọng điểm này thu hút hàng vạn lao động có trình độ quản lý kinh tế - kỹ thuật và tay nghề cao.

Thái Bình đã và đang triển khai 46 dự án trong đó có dự án cầu Tân Đệ , quốc lộ số 10 khởi công năm 1999 nối liền Thái Bình và thành phố Hải Phòng, thành phố Hạ Long, thành phố Nam Định - Hà Nội và các tỉnh phía nam, hoàn toàn phá thế ốc đảo, tạo điều kiện cho Thái Bình thông thương với các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam, thu hút và đòi hỏi hàng vạn lao động cần đào tạo.

Do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Bình phải đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài.

Thái Bình có 285 xã, phường, thị trấn, mỗi xã có 9 chức danh cần phải

đào tạo như: Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch HĐND xã, Trưởng ban tài chính, kế toán ngân sách xã, cán bộ địa chính, xây dựng, giao thông, điện nông thôn, thủy lợi, chế biến nông sản, tin học,... chỉ tính 9 chức danh tại xã nhu cầu đào tạo trước mắt là rất lớn và cấp bách, lên tới 2.565 người cần đào tạo trình độ cao đẳng kinh tế kỹ thuật và các ngành trên.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Thái Bình có 317 hợp tác xã nông nghiệp. Ở các hợp tác xã cần đào tạo các chức danh Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm (có trình độ cao đẳng kỹ thuật nông nghiệp), 1 kế toán trưởng, 3 kế toán viên, nhu cầu đào tạo là 1.902 người (Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình).

Qua số liệu điều tra trình độ chuyên môn của cán bộ xã tháng 1 năm 2000 cho thấy:

- Trình độ đại học chỉ chiếm 10%, trung cấp khoảng 40%, còn lại là chưa qua đào tạo. Đặc điểm của cán bộ cơ sở xã phường là phần lớn các chức danh làm theo nhiệm kỳ bầu cử và nếu yêu cầu cán bộ cơ sở có trình độ cao đẳng trở lên thì số lượng đào tạo cán bộ phục vụ cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn là rất lớn.

- Thái Bình có 126 doanh nghiệp Nhà nước và 300 doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động (Theo số liệu Cục Thống kê tỉnh). Chỉ tính riêng số doanh nghiệp Nhà nước thì nhu cầu đào tạo cũng rất lớn.

Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì nguồn lao động hầu hết chưa qua đào tạo.

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, tính đến ngày 01/4/1999, thực trạng đội ngũ cán bộ và tình hình sử dụng đội ngũ cán bộ như sau:

Số người từ 13 tuổi trở lên có 1.345.799 người, chiếm 76,17% dân số. Số người trong độ tuổi lao động là 1.002.724 người, chiếm 56,16% dân số.

Trình độ chuyên môn đã qua đào tạo đối với người lao động từ 16 tuổi trở lên so với dân số của tỉnh (Theo số liệu Cục Thống kê Thái Bình, năm 1999) như sau:

Trình độ sơ học:            1,84%

Trình độ trung học:         3,16%

Trình độ cao đẳng:          1,16%

Trình độ đại học:            16,91%

Trên đại học:                   0,02%

Như vậy, trình độ chuyên môn kỹ thuật trong tỉnh là 7,46% dân số. Đây là tỷ lệ rất thấp so với các thành phố lớn và các nước trên thế giới.

Nếu xét về tỷ trọng người có trình độ chuyên môn kỹ thuật (đã qua đào tạo) được phân bổ như sau:

Trình độ sơ học:            25,38%

Trình độ trung học:        41,12%

Trình độ cao đẳng:         16,27%

Trình độ đại học:           16,91%

Trên đại học:                  0,32%.

Tuy nhiên, việc sử dụng lao động ở các ngành đã được đào tạo cũng có hiệu quả khác nhau:

Lao động có trình độ sơ cấp trở lên được sử dụng nhiều trong ngành nông nghiệp là 43,26%, sau đó là ngành vận tải 14,8% chủ yếu là điều khiển phương tiện vận tải.

Lao động trình độ trung cấp được sử dụng nhiều nhất và chủ yếu trong ngành giáo dục, chủ yếu là trung cấp sư phạm 23,9%; các ngành Quản lý Nhà nước, Y tế, Công nghiệp, Thương nghiệp sử dụng từ 7,81% đến 8,66%.

Lao động có trình độ cao đẳng được sử dụng nhiều và có hiệu quả nhất, chủ yếu là Cao đẳng sư phạm với 80,44%.

Lao động có trình độ đại học được sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất trong ngành giáo dục 29,39%, Quản lý Nhà nước 18,3%, Công nghiệp 7,07%, Thương nghiệp 6,2%.

Ngược lại, nhiều lĩnh vực cần cán bộ khoa học kỹ thuật thì còn thiếu và chưa qua đào tạo. Đây là vấn đề rất khó khăn để đáp ứng được yêu cầu nguồn lao động có chất lượng cao của Thái Bình.

          Đối với công tác cán bộ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Thái Bình lần thứ XV xác định: phấn đấu đến năm 2020 tất cả cán bộ chủ chốt của tỉnh dưới 55 tuổi có trình độ đại học, một số trên đại học. Cán bộ chủ chốt cơ sở xã phường phải có trình độ trung cấp trở lên, chủ nhiệm hợp tác xã có trình độ cao đẳng, đại học quản lý kinh tế hoặc kỹ thuật; công chức, viên chức đạt trình độ theo quy định chuẩn hóa của công chức Nhà nước.

          Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã có Nghị quyết 10 về “công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý”  tập trung đào tạo cán bộ Đảng, cán bộ quản lý Nhà nước và giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp.

Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng theo yêu cầu đổi mới công tác đào tạo và hợp lý hóa tổ chức các trường chuyên nghiệp, Thường vụ Tỉnh ủy đã có Nghị quyết và Uỷ ban nhân dân tỉnh ra Quyết định số 355/QĐ-UB ngày 21-8-1989 hợp nhất hai trường Trung học Kinh tế và trường Kinh tế Kỹ thuật tại chức thành trường mang tên mới là trường Kinh tế Kỹ thuật trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời tỉnh còn quyết định tiếp nhận nhiệm vụ đào tạo và một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên của trường Dạy nghề Thương nghiệp.

Đồng chí Hà Đình Lệ, nguyên Hiệu trưởng trường Trung học Kinh tế được Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Kinh tế Kỹ Thuật Thái Bình. Tháng 10-1997, thầy Hà Đình Lệ - Hiệu trưởng nhà trường nghỉ hưu. Tỉnh ủy, UBND tỉnh bổ nhiệm thầy Nguyễn Tiến Dũng làm Hiệu trưởng nhà trường.

Ban Giám hiệu có 2 thầy, thầy Nguyễn Tiến Dũng - Hiệu trưởng phụ trách chung, phụ trách công tác tổ chức, kế hoạch, quản trị và đào tạo trung cấp. Thầy Phạm Đăng Liệu - Hiệu phó kiêm Bí thư Đảng bộ, phụ trách đào tạo. Thầy Đỗ Hữu Bột - Trưởng phòng Tổ chức, Thầy Đoàn Phê - Trưởng phòng Giáo vụ, Thầy Bùi Quang Tạo - Trưởng phòng Quản trị, Thầy Vũ Văn Trọng - Giám đốc Trung tâm Tin học Ngoại ngữ.

Tháng 8- 1999, Thầy Phạm Đăng Liệu - Phó Hiệu trưởng nhà trường nghỉ chế độ, Thầy Đoàn Phê được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Nhà trường. Thầy Bùi Đình Thư được nhà trường bổ nhiệm là Trưởng phòng Giáo vụ.

          Ngày 19-2-1990, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ra Quyết định số 42/QĐ-UB về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trường Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình.

          Trường Kinh tế Kỹ thuật là đơn vị hành vị sự nghiệp thuộc hệ thống trường giáo dục chuyên nghiệp, có tư cách pháp nhân, chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn theo hệ thống ngành dọc của Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

          Trường có chức năng và nhiệm vụ:

           Tổ chức, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lí kinh tế kỹ thuật có trình độ sơ học, trung học và đại học tại chức phục vụ theo yêu cầu của các ngành và các thành phần kinh tế theo chỉ tiêu kế hoạch và hợp đồng đào tạo.

          Tổ chức nghiên cứu khoa học, thực nghiệm về quản lý kinh tế tài chính, kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy và học tập.

          Tổ chức bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho cán bộ, học sinh có nhu cầu theo Quyết định số 538/QĐ-UB ngày 17-10-1994 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.

          Tổ chức dạy nghề cho học sinh theo Quyết định số 817/QĐ - UB ngày 16-6-1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.

          Chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng hàng năm do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

Tổ chức bộ máy gồm Hiệu trưởng và hai Hiệu phó.

Các phòng chức năng và chuyên môn gồm: phòng Giáo vụ quản sinh; phòng Tổ chức hành chính; phòng Quản trị đời sống; tổ bộ môn Tài chính kế toán; tổ bộ môn Toán thống kê; tổ bộ môn Kinh tế kế hoạch lao động, giá cả; tổ bộ môn Mác-Lênin.

Sau này, được hoàn thiện về tổ chức bộ máy gồm: Ban Giám hiệu; 3

phòng chức năng: Phòng Giáo vụ, phòng Tổ chức Hành chính; phòng Quản trị đời sống; 2 trung tâm: trung tâm Tin học - Ngoại ngữ, trung tâm Dạy nghề và 5 tổ bộ môn: tổ Chính trị, tổ Kinh tế, tổ Tài chính - Kế toán, tổ Thống kê - Toán, tổ Kỹ thuật.

Trường đã đào tạo, bồi dưỡng cho tỉnh đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đội ngũ cán bộ được đào tạo bồi dưỡng không những đáp ứng một phần về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề phục vụ yêu cầu thời kỳ đổi mới.

Trường đã có nhiều biện pháp cải tiến về nội dung, phương pháp giảng dạy, học tập và phương thức đào tạo; thực hiện đa dạng hóa ngành học, bậc học, tạo cơ hội học tập cho cán bộ và học sinh trong tỉnh, liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu Trung ương để nâng cao chất lượng giảng dạy. Với các giải pháp đồng bộ, xây dựng nề nếp, kỷ cương trong giảng dạy, thi cử; đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học; đầu tư cho biên soạn giáo trình; nhà trường luôn chủ động và tích cực xây dựng lực lượng ngày càng lớn mạnh, đặc biệt là ưu tiên xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu và trình độ,… chất lượng đào tạo của nhà trường đã từng bước nâng cao, được dư luận đánh giá cao.

Thực hiện Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tháng 10/1994 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã quyết định mở lớp “Đại học Quản trị kinh doanh” (chuyển đổi bằng 2) đào tạo giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp Nhà nước. Tỉnh đã phân công Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh cùng trường Kinh tế Kỹ thuật tổ chức chiêu sinh. Tiêu chuẩn tuyển chọn là các đồng chí đang giữ chức vụ giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp hoặc trong quy hoạch giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp đã có

bằng đại học, có sức khỏe tốt, dưới 40 tuổi.

Sau thời gian chiêu sinh, tháng 6-1995, lớp học được tổ chức với 72

học viên. Trường đã liên kết đào tạo với Viện Đại học mở Hà Nội, nhiều giáo sư, chuyên gia đầu ngành đã trực tiếp về giảng dạy như GS.TS Nguyễn Kim Truy, PGS. Vũ Ngọc Pha, GS.TS Nguyễn Văn Chọn, PGS. Vũ Thế Tửu, GS.TS Vũ Huy Từ, GS. Trần Minh Tuấn, GS. Hồ Phương, PGS. Nguyễn Thành Độ, TS. Phan Trọng Phúc, TS. Phan Văn Phổ…

Để cải tiến phương pháp học tập, nhà trường đã tổng kết quy trình học tập 5 bước: Bước 1 - Sinh viên tự nghiên cứu soạn bài, đọc tài liệu trước khi đến lớp; Bước 2 - Tập trung tư tưởng để thảo luận, nghe giảng, tổng hợp ghi chép; Bước 3 - Làm đề cương học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên; Bước 4 - Thảo luận tổ nhóm, sưu tầm và xử lý tình huống; Bước 5 - Thảo luận có sự hướng dẫn của giáo viên.

Qua thực tiễn giảng dạy giảng dạy, quy trình học tập này đã phát huy tác dụng, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua học tập, nâng cao trình độ nhân thức của người học, gắn kết lý luận và thực tiễn.

Trường và Viện còn tổ chức cho học viên đi nghiên cứu thực tế, mới giám đốc các công ty, doanh nghiệp có kinh nghiệm, thành đạt trao đổi về thực tiễn quản trị doanh nghiệp, những giải pháp của doanh nghiệp để thích ứng với cơ chế thị trường; tổ chức cho học viên nghiên cứu về Công ty Bia Hà Nội, thăm câu lạc bộ Giám đốc Trung ương, nghe giới thiệu về quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, dự báo về thị trường …

Nhà trường còn phát động và yêu cầu học viên sưu tầm tình huống và xử lý tình huống kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp; kết thúc lớp học, học viên viết chuyên đề, luận văn tốt nghiệp.

Thông qua thực tiễn lớp học, nhà trường đã tổng kết, điều chỉnh mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, quản lý cho phù hợp với yêu cầu đổi mới của xã hội.

Những năm sau đổi mới, công tác đào tạo của nhà trường đạt được nhiều thành quả, đóng góp tích cực vào nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực tỉnh nhà.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 về giáo dục và đào tạo; từ thực tiễn quản lý, nhà trường tăng cường chỉ đạo, kiên quyết xây dựng nề nếp kỷ cương trong dạy và học.

Nhà trường đề ra quy chế:

- Cán bộ, giáo viên hội họp đúng giờ

- Người đi học đúng giờ, không bỏ tiết, bỏ buổi, không nghỉ học không có lý do chính đáng

- Tổ chức thi cử nghiêm túc.

Với những giải pháp tích cực, nền nếp trong nhà trường được tăng cường, nâng cao chất lượng đào tạo, bước đầu tạo niềm tin đối với xã hội, nhất là đối với các gia đình có con em học tại trường. Số lượng học sinh, sinh viên tăng lên.

Năm 1997-1998, ở Thái Bình diễn ra khiếu kiện đông người, có nhiều đơn thư khiếu nại vượt cấp do cấp xã vi phạm dân chủ, quản lý tài chính thiếu minh bạch, đặc biệt là trong quá trình xây dựng điện, đường, trường, trạm.

Trước tình hình đó, ngày 12/1/1998, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết 06 “Về những chủ trương, giải pháp ổn định tình hình trong tỉnh”, yêu cầu các cấp ủy Đảng coi trọng công tác đào tạo cán bộ cơ sở, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, tập trung đào tạo cán bộ về chính trị, quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước.

Thực hiện Nghị quyết số 06 của tỉnh, Ban Giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch phải tăng cường bồi dưỡng kiến thức chủ tài khoản cho Chủ tịch UBND xã, bồi dưỡng kiến thức quản lý tài chính, địa chính cho cán bộ tài chính, địa chính.

Tỉnh đã thành lập các đoàn thanh tra cơ sở, cán bộ nào vi phạm phải thay thế. Đến tháng 4/1999, theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã có 519/1995 cán bộ ở 7 chức danh là Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND chuyên trách, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp, cán bộ kế toán ngân sách xã, cán bộ địa chính xã … Trong đó, cán bộ tài chính, kế toán ngân sách xã, cán bộ địa chính xã phải thay thế số lượng cũng khá lớn, khoảng 50-60%.

Để chuẩn bị bù đắp số lượng cán bộ phải thay thế, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh được sự giúp đỡ của Bộ Quốc phòng và Quân khu 3 đã có công văn số 231CV/UB ngày 4-5-1998 “về việc xin tuyển chọn 285 chiến sĩ nhập ngũ đợt 1 năm 1998 để đào tạo nguồn cán bộ cơ sở cho tỉnh”.

Tháng 3-1999, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, Quân khu 3, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã giao lớp Trung cấp Quản lý kinh tế tổng hợp, số lượng 140 học viên đào tạo dự nguồn cán bộ cơ sở về học tại trường.

Cùng với tổ chức lớp quân nhân dự nguồn, từ đầu năm 1999, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã tập trung vào 3 giải pháp trọng tâm: Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ theo Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy, góp phần ổn định tình hình trong tỉnh; Tiếp tục cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo; Đổi mới công tác quản lý, xây dựng tốt nề nếp, kỷ cương, đời sống văn hóa trong nhà trường.

Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch, xây dựng nội dung chương trình, phân công giảng dạy, tổ chức cho giáo viên đi thực tế. Các lớp bồi dưỡng chủ tài khoản ngân sách xã, cán bộ địa chính xã, cán bộ kế toán ngân sách xã, hợp tác xã nông nghiệp và lớp bồi dưỡng Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp liên tục được tổ chức từ tháng 3- 1999 đến tháng 10-1999.

Ngày 4-3-2000, Đảng ủy - Ban Giám hiệu nhà trường ra Nghị quyết 06 về 4 định hướng chiến lược:

1.Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, góp phần ổn định tình hình xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế trong tỉnh.

2. Nâng cấp trường thành trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình.

3.Từng bước chuyển dịch trường sang đào tạo kỹ thuật để cân đối giữa đào tạo kinh tế và đào tạo kỹ thuật

4. Nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng theo yêu cầu của thị trường lao động

Nhà trường còn đề ra nhiều biện pháp tích cực động viên cán bộ, giáo

viên tích cực nghiên cứu khoa học, xây dựng hệ thống chính trị trong nhà trường vững mạnh, quan tâm xây dựng tổ chức và hoạt động công đoàn, Đoàn Thanh niên, công tác phát triển Đảng, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

Tháng 1 năm 2000, nhà trường phát động phong trào thi đua 5 tốt: giảng dạy, quản lý, học tập, nghiên cứu khoa học và xây dựng đời sống văn hóa chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2000.

Hàng tháng, các khoa, phòng tiến hành bình xét thi đua, phân loại cán bộ theo 3 mức A, B, C và gắn với định mức tiền thưởng do nhà trường quy định. Những hoạt động trên đã tạo thêm động lực, quyết tâm cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Vì vậy năm 2000, nhà trường đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu đề ra.

Trong thời gian từ năm 1989 đến năm 2000, nhà trường đã đạt được kết quả ở các hệ đào tạo:

- Hệ dạy nghề: 39 học sinh

- Hệ bồi dưỡng: 1.569 cán bộ là chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, kế toán trưởng các doanh nghiệp, kế toán ngân sách xã, chủ tài khoản ngân sách xã, cán bộ địa chính xã, tiếp thị bán hàng, nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu

- Hệ trung học: 3.613 học sinh, bao gồm các ngành học trung học tài

chính kế toán, kế toán ngân sách xã, trung cấp thuế, trung học kinh tế và trung học tin kinh tế, chế biến nông sản, thủy sản, tin học, quản lý điện nông  thôn.  Nhà trường đã tổ chức liên kết đào tạo với trường Trung học Quản lý Lương thực Thực phẩm Hải Phòng).

- Hệ đào tạo tại chức: 2.790 sinh viên, bao gồm các ngành học về tài chính kế toán, thương mại, ngoại ngữ, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, tin học, ngoại ngữ. Hệ này do nhà trường liên kết với các trường đại học như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Tài chính Kế toán, Đại học Quốc Gia, Đại học Nông nghiệp, Đại học Giao thông vận tải, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Xây dựng, Đại học Bách khoa… mở các lớp đào tạo tại chức tại Thái Bình.

Tổng số cán bộ và học sinh, sinh viên đã được đào tạo là 8.011 người; cơ cấu đối tượng theo học đa dạng: Cơ cấu học sinh là công nhân viên chức chiếm 55,6%; ngoài xã hội chiếm 44,4%, đó là kết quả phấn đấu của trường Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tỉnh giao; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế  xã hội của tỉnh.

Đây là số lượng khá lớn cán bộ kỹ thuật và dạy nghề đã được đào tạo tại nhà trường, từng bước đáp ứng nguồn lực lao động trong tỉnh phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Số lượng sinh viên bình quân hàng năm là 2.400 học sinh, sinh viên, tỷ lệ tại chức là ½, tập trung và dạy nghề là ½ . Từ tháng 9 năm 2001, số lượng học sinh, sinh viên hàng năm tăng lên từ 1000 - 1200.

Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước và sự phát triển của nền kinh tế tri thức đòi hỏi nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao là cần thiết đối với cả nước nói chung và Thái Bình nói riêng. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ xã phường cũng cần phải chuẩn hóa về trình độ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương.

Những năm 1996-1999, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều trường trung cấp và một số trường cao đẳng nâng cấp, công tác tuyển sinh trung cấp của nhà trường có dấu hiệu giảm. Vì vậy, công tác nâng cấp nhà trường được đặt ra. Ban Giám hiệu nhà trường, đặc biệt là thầy Hiệu trưởng đã tích cực chuẩn bị điều kiện để đề xuất, kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh về việc nâng cấp nhà trường; kiến nghị này được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, ủng hộ.

Ngày 14/9/1999, Thầy Nguyễn Tiến Dũng - Hiệu trưởng nhà trường được mời tham dự buổi làm việc của tỉnh với đoàn công tác của Chính phủ, bao gồm: Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Minh Hiển và một số cán bộ Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch đầu tư.

Trong buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề nghị Chính phủ và các Bộ một số nội dung và đề nghị nâng cấp trường Kinh tế Kỹ thuật thành trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật.

Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo việc nâng cấp trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật thành trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật đa ngành, yêu cầu tỉnh lập đề án cụ thể để Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Với kết luận này đã tạo ra động lực và quyết tâm lớn về việc nâng cấp nhà trường.

Sau khi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể cho quá trình nâng cấp. Ngày 15/10/1999, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo 193 gửi các Bộ, Ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình: “Về việc nâng cấp trường Kinh tế Kỹ thuật thành trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật tỉnh lập Đề án để Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét trình Chính phủ quyết định”.

Trong quý I năm 2000, tiểu ban viết Đề án nâng cấp trường lên Cao đẳng đã hoàn thành Đề cương chi tiết và toàn bộ quá trình điều tra, nghiên cứu, tập hợp tư liệu. Tháng 6/2000 đề án hoàn thành.

Tháng 7-2000, Ban Giám hiệu đã báo cáo Đề án với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và một số Ban, Ngành. Đề án được đánh giá khả thi.

Ngày 14-8-2000, Hội đồng thẩm định quốc gia gồm có đồng chí Tạ Thế Truyền - Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ - Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Chính - Vụ phó Vụ tổ chức cán bộ, đồng chí Nguyễn Văn Bền - Vụ trưởng Vụ Văn xã - Bộ Kế hoạch Đầu tư đã kiểm định đề tài. Hội đồng thẩm định đề nghị bổ sung thêm một số nội dung, đặc biệt là quy hoạch đất đai Dự án đầu tư xây dựng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình. Ban Giám hiệu nhà trường đã khẩn trương hoàn thành Đề án theo các yêu cầu của Hội đồng thẩm định.

Ngày 02-10-2000, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ký Quyết định phê duyệt

Đề án thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình và Công văn số 1154 về việc quy hoạch mở rộng Trường Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình.

Ngày 14-11-2000, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết

định 8444 thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình trên cơ sở trường Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình.

Việc nâng cấp trường lên cao đẳng vừa đóng góp vào sự phát triển bền vững của nhà trường, vừa đóng góp tích cực vào sự phát triển của sự nghiệp giáo dục, đào tạo của Tỉnh Thái Bình.

Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình là trường Cao đẳng đa ngành, đa cấp trực thuộc UBND tỉnh. Các chỉ tiêu về ngân sách, lao động (biên chế), tổ chức do Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp giao.

Chỉ tiêu đào tạo các ngành ở trình độ cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao và quản lý.

Về mục tiêu, trường phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học về kinh tế và kỹ thuật lớn của địa phương. Một trung tâm đào tạo có uy tín và chất lượng cao trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao đẳng kinh tế kỹ thuật và bậc trung học chuyên nghiệp, đào tạo ra đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, có sức khỏe, có đủ năng lực về chuyên môn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng yêu cầu lao động của các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước, các thành phần kinh tế, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình.

Nội dung đào tạo của trường phải theo hướng hiện đại hóa, đón đầu xu hướng phát triển khoa học công nghệ và theo các quy  định của các văn bản sau:

- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 2677/GD-ĐT ngày 03-12-1993, về việc Ban hành quy định về cấu trúc và khối lượng kiến thức tối thiểu cho các cấp đào tạo trong bậc đại học.

- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 2678/GD-ĐT ngày 03-12-1993, về việc Ban hành quy định về khối lượng kiến thức giáo

dục đại cương tối thiểu cho giai đoạn I của chương trình đại học.

Các văn bản cụ thể hóa 2 Quyết định trên, đồng thời với nội dung đào tạo phải thường xuyên nghiên cứu lien hệ với sản xuất kinh doanh, gắn liền giữa học với hành và xử lý tình huống, xử lý thực tiễn, hình thành tư duy

sáng tạo và kỹ năng nghề nghiệp của học sinh, sinh viên để xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình phù hợp với thực tiễn của đất nước và của địa phương.

Nhà trường thực hiện rộng rãi việc liên kết, hợp tác đào tạo với các trường đại học như:  Đại học Tài chính Kế toán, Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Đại học mở Hà Nội, Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông, Đại học Bách Khoa, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Nông nghiệp, Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Nam Định…. Nhằm khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh phục vụ công tác đào tạo của nhà trường, liên kết với cơ quan khoa học kỹ thuật và kinh tế trong nước cũng như nước ngoài, tiếp tục rút kinh nghiệm về quản lý và đào tạo bậc đại học và cao đẳng.

Nhà trường đã có những giải pháp tích cực đổi mới nội dung chương trình và phương thức đào tạo sát thực với đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương để nâng cao chất lượng đào tạo.

Tháng 12-2000, nhà trường đã tiến hành tổng kết lớp đào tạo trung cấp kinh tế là quân nhân đào tạo cán bộ cho xã, phường, thị trấn. Các đồng chí Nguyễn Duy Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Tô Phương Ngải, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, đồng chí Hà Thị Lãm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự. Phát biểu tại lễ tổng kết, phát bằng tốt nghiệp cho học sinh ra trường, đồng chí Nguyễn Duy Việt đánh giá cao cách thức đào tạo của nhà trường về rèn luyện nề nêp, kỷ cương, về đổi mới chương trình đào tạo vừa chuyên sâu, vừa đào tạo tổng hợp, kết hợp rèn luyện thực tế và các kỹ năng lãnh đạo, quản lý.

Trong giai đoạn 1996-2000, nhà trường đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Đó là:

- Nhà trường đã chủ động kịp thời và tích cực đào tạo, bồi dưỡng với

số lượng lớn cán bộ lãnh đạo, quản lý phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và góp phần ổn định vững chắc tình hình trong tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tổ chức đào tạo thành công lớp đào tạo Đại học bằng 2 đào tạo Giám đốc, Phó Giám đốc doanh nghiệp với số lượng 72 cán bộ. Sau 4 tháng ra trường, đã có 40% các học viên được đề bạt chức vụ cao hơn, tạo tiền đề uy tín tốt để năm 2000, tỉnh tiếp tục giao cho nhà trường đào tạo lớp thứ 2 với 59 học viên.

- Nhà trường chủ động đề xuất và tổ chức đào tạo thành công và có chất lượng lớp Trung cấp Kinh tế tổng hợp đào tạo quân nhân dự nguồn, bổ sung một lực lượng cán bộ trẻ cho cơ sở trước tình hình phải thay thế  2000 cán bộ sau sự kiện thiếu ổn định ở cơ sở năm 1997-1998 xảy ra ở tỉnh.

Việc đổi mới phương thức đào tạo theo yêu cầu: vừa đào tạo chuyên sâu vừa đào tạo tổng hợp đã phát huy tốt hiệu quả. Học viên đã có sự trưởng thành vượt bậc sau các khóa đào tạo của trường. Trong 4 năm, nhà trường còn đào tạo thành công 4 lớp trung cấp Kế toán ngân sách xã với 220 học viên, lớp bồi dưỡng chủ tài khoản cho 153 Chủ tịch UBND xã, 123 trưởng ban tài chính xã, 150 cán bộ địa chính xã. Sự chuyển dịch cơ cấu đào tạo của trường sang đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý thể hiện sự nhạy bén, chủ động phục vụ cho tỉnh đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ chính trị, đây là một thành công lớn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, cùng chung vai gánh vác khi tỉnh gặp khó khăn, nhiều cơ sở để mất ổn định chính trị. Ngoài ra, nhà trường còn đào tạo hơn 1000 học sinh trung cấp, liên kết đào tạo hơn 1000 sinh viên đại học tại chức kinh tế - kỹ thuật.

- Nhà trường đã bước đầu xây dựng tốt kỷ cương, nề nếp trường học, đổi mới phương thức đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập và quản lý là một trong những đột phá của nhà trường tạo ra dư luận tốt trong xác lập vị thế và uy tín của nhà trường.

Nhà trường đã lựa chọn việc xây dựng nề nếp, kỷ cương là khâu đột

phá, với nhiều giải pháp quyết liệt và sự gương mẫu thực hiện của cán bộ giáo viên và học sinh, sinh viên. Năm học 1996-1997, tỷ lệ chuyên cần đạt 80% . Năm 2000, đã tăng lên 98,5% hệ trung học tập trung, 97,2% hệ trung học tại chức và 96,5% hệ đại học tại chức. Tỷ lệ vi phạm quy chế thi giảm, chất lượng đào tạo bước đầu tăng lên.

Việc nâng cấp trường lên cao đẳng vừa đóng góp vào sự phát triển bền vững của nhà trường trong tương lai, vừa đóng góp tích cực vào sự nghiệp giáo dục đào tạo Thái Bình. Vì vậy, báo Thái Bình đã đưa việc nâng cấp trường lên Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình thành một trong 10 sự kiện đáng chú ý năm 2000. Đó là kết quả của công tác đổi mới của nhà trường. Đảng ủy - Ban Giám hiệu nhà trường đã vững tay chèo lái, sớm phát hiện được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tập trung xây dựng chữ tín, nâng cao chất lượng đào tạo và chất lượng quản lý, nắm bắt được cơ hội, động viên được cán bộ, giáo viên hăng say làm việc, yêu nghề, yêu trường, là yếu tố nội lực thúc đẩy phong trào dạy tốt, học tốt trong nhà trường.

Cùng với nguồn đào tạo từ Trung ương và các trường khác, số lượng đào tạo của trường Kinh tế Kỹ thuật đã góp phần tạo nên đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo của tỉnh. Vì vậy, năm 1999, nhà trường được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tặng 2 Bằng khen, Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng 2 Bằng khen năm 1999-2000. Đây là sự ghi nhận về những cố gắng nỗ lực của nhà trường.

Thế kỷ XXI là thế kỷ mà nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế vật chất sang nền kinh tế tri thức, từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh hậu công nghiệp

Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập sâu rộng, nhất là hội nhập kinh tế trong khu vực và thế giới, yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao đang đặt ra rất cấp thiết. Để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải đổi mới giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước 2001-2010, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã chỉ ra nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo những năm đầu của thế kỷ XXI là: “Tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực cho sự phát triển đất nước nhanh chóng và bền vững… Đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và cơ cấu hợp lý… coi trọng đào tạo kỹ sư thực hành và các nhà kinh doanh giỏi, ưu tiên đào tạo phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. Một số ngành mũi nhọn, nhất là công nghiệp phần mềm và cho xuất khẩu lao động”.

Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, để sản xuất nông nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế hàng đầu của tỉnh, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thức XIII (tháng 10-1986) đã khẳng định: “Tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện …Tăng nhanh khối lượng sản phẩm lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp”.

Nhân tố quan trọng để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trên là phải có đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực chuyên môn nghiệp vụ tốt. Thực tế phần lớn đội ngũ cán bộ xã phường ở Thái Bình cần phải nâng cao trình độ lên cao đẳng, đại học mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Trước yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nguồn nhân lực có  chất lượng cao đang đặt ra rất cấp thiết đối với cả nước và Thái Bình. Thực tế phần lớn đội ngũ cán bộ xã phường ở Thái Bình cần phải nâng cao trình độ lên cao đẳng, đại học mới đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Trong những năm 1996-1999, đã xuất hiện nhiều trường Trung cấp và một số trường Cao đẳng nâng cấp, công tác tuyển sinh trung cấp của nhà trường có dấu hiệu giảm. Tình hình đó đòi hỏi nhà trường cần phải có những giải pháp mới để tiếp tục phát triển.

Nhằm tạo ra hướng đi mới, tháng 7 năm 2000, Ban giám hiệu trường Kinh tế Kỹ Thuật Thái Bình đã xây dựng và báo cáo Đề án thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình với tỉnh ủy và UBND tỉnh.

Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên, ngày 02/10/2000, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ký Quyết định phê duyệt Đề án thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình.

Được sự quan tâm của tỉnh và trước yêu cầu mới của nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho Thái Bình và cung cấp lao động cho thị trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 4844/BGD-ĐT-TCCB ngày 14 tháng 11 năm 2000 nâng cấp trường Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình thành trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình

Việc nâng cấp trường Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình thành trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình đã tạo ra bước đột phá trong chiến lược phát triển của nhà trường, đáp ứng những yêu cầu mới của sự nghiệp đào tạo, phù hợp với quy luật vận động của ngành giáo dục đào tạo, của giáo dục đại học toàn cầu và cả nước, xu thế kết hợp đại học hàn lâm và đại học thực hành, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự đồng thuận nhất chí, ủng hộ của các cấp bộ ngành từ trung ương đến địa phương giành cho nhà trường chính là nền tảng vững chắc để nhà trường phát triển lên tầm cao mới

Tháng 10 năm 1997, thầy Hà Đình Lệ - Hiệu trưởng nhà trường nghỉ hưu. Tỉnh ủy, UBND tỉnh bổ nhiệm thầy Nguyễn Tiến Dũng làm Hiệu trưởng nhà trường,  Hiệu phó: thầy Phạm Đăng Liệu. Đến năm 1999, thầy Đoàn Phê được đề bạt Phó Hiệu trưởng. Năm 2001, thầy Nguyễn Trung Tín được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng nhà trường.

Ngày 19 tháng 11 năm 2001, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định 712/2001/QĐ/UB về quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình. Theo Quyết định trên chức năng nhiệm vụ của nhà trường là:

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng và các trình độ khác thấp hơn.

- Liên kết đào tạo Đại học tại chức, từ xa.

- Thực nghiệm nghiên cứu khoa học phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

Theo hướng dẫn của Quyết định 712/2001/QĐ/UB - Uỷ ban nhân dân tỉnh, đảng ủy, ban giám hiệu nhà trường đã tiến hành xây dựng sắp xếp tổ chức bộ máy biên chế bảo đảm để Nhà trường thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ mà Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao cho theo hướng bộ máy gọn nhẹ, thiết thực, hiệu quả, phát huy tài năng trí tuệ, khả năng của từng cán bộ, giáo viên theo chuyên môn được đào tạo. Theo đó Ban Giám hiệu nhà trường gồm có thầy Nguyễn Tiến Dũng - Hiệu trưởng nhà trường và 2 Phó Hiệu trưởng là thầy Đoàn Phê, thầy Nguyễn Trung Tín.

Nhà trường có 4 phòng chức năng là: Phòng Tổ chức Hành chính; Phòng Tài vụ; Phòng Quản lý đào tạo; Phòng Quản trị, một khoa (khoa Kinh tế) và hai trung tâm (trung tâm Tin học - Ngoại ngữ; trung tâm Dạy nghề).

Ngoài ra, nhà trường còn có các tổ chuyên môn hoạt động khác là tổ bộ môn Chính trị - Văn hóa; tổ Thống kê và tổ Kỹ thuật

Tháng 6/2007, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã bổ nhiệm cô giáo Nguyễn Thị Kim Lý - Phó Hiệu trưởng nhà trường

Năm 2009, Tỉnh ủy tiếp tục kiện toàn đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của nhà trường, cô giáo Trần thị Bích Hằng và thầy Ngô Nguyên Thịnh được bổ nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình

Chủ động tham mưu cho cấp uỷ tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án đào tạo cán bộ xã, phường, thị trấn có trình độ Cao đẳng, Đại học về quản lý kinh tế và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Bình, đóng góp nhiều bài học quý trong công tác đào tạo cán bộ cơ sở trong toàn quốc

Khu vực các xã, phường, thị trấn có vị trí đặc biệt quan trọng, luôn giữ vai trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội; là cơ sở đảm bảo ổn định tình hình chính trị, xã hội, phát triển kinh tế, duy trì và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, thực tế tại địa bàn cơ sở trình độ lãnh đạo, quản lý của cán bộ xã, phường, thị trấn còn thấp, đặc biệt là trình độ về kinh tế và quản lý kinh tế, kỹ thuật. Nắm bắt được tình hình đó nhà trường đã chủ động đề xuất với Tỉnh ủy mở các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ cấp xã, phường, thị trấn. Nhà trường cũng đã chủ động cùng Ban Tổ chức Tỉnh ủy xây dựng đề án đào tạo và báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tháng 4 năm 2002, Tỉnh ủy đã ban hành Đề án 26 về “Đào tạo cán bộ xã, phường, thị trấn có trình độ cao đẳng, đại học” và giao cho Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật thực hiện.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo cán bộ xã, phường theo Đề án 26, nhà trường đã tập trung nghiên cứu, thực hiện đổi mới toàn diện quy trình đào tạo. Từ đổi mới mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, đến đổi mới cách dạy, cách học, cách quản lý, cách đi thực tế, cách thi cử; rèn luyện 5 kỹ năng của người cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Về mục tiêu đào tạo: Nhà trường tập trung giáo dục học viên có nhận thức và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, tận tâm, tận tụy với công việc, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, có phương pháp công tác và vận động quần chúng thực hiện.

Về chuyên môn nghiệp vụ: Thực hiện đào tạo theo 5 kỹ năng của người cán bộ cần có là: kỹ năng vận dụng kiến thức kinh tế vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của địa phương; kỹ năng chỉ đạo thực hiện các đề án kinh tế ở địa phương, coi trọng kỹ năng cập nhật, xử lý thông tin và xử lý tình huống; kỹ năng viết, nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo; kỹ năng diễn đạt, giao tiếp; kỹ năng làm việc theo nhóm.

Về chương trình đào tạo: Vừa coi trọng chuyên môn, vừa chú ý đào tạo kỹ năng lãnh đạo, quản lý kinh tế, kỹ thuật, kỹ năng công tác xây dựng Đảng và vận động quần chúng; bổ sung kiến thức về Luật Đất đai, Luật Dân sự, Luật Ngân sách, vấn đề quản lý Nhà nước về tài chính, ngân sách… Đồng thời, tiến hành đổi mới mạnh mẽ cách dạy, cách học, cách quản lý của cán bộ, giảng viên, tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên. Là trường đầu tiên, duy nhất trong khối các trường Đại học, Cao đẳng trong toàn quốc đổi mới cách đi thực tế, cách làm luận văn tốt nghiệp và bảo vệ luận văn tốt nghiệp tại địa phương. Đây là việc làm sáng tạo, thiết thực, gắn đào tạo với thực tiễn, với nhu cầu của xã, phường, thị trấn, đạt hiệu quả cao, được Bộ Giáo dục & Đào tạo đánh giá là đổi mới mang tính chất đột phá, độc đáo; được các cấp, các ngành trong tỉnh và dư luận xã hội đánh giá cao. Từ năm 2002 đến năm 2011, trường đã chiêu sinh và đào tạo 2.812 học viên theo Đề án 26. Số cán bộ sau khi được đào tạo về địa phương công tác đã phát huy tốt kiến thức được học, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 100% xã, phường, thị trấn có cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt được đào tạo và tốt nghiệp tại trường theo Đề án 26 thì kinh tế, xã hội đều phát triển, an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Với những kết quả trong đào tạo cán bộ theo Đề án 26, nhà trường đóng góp xứng đáng vào việc tri thức hoá cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Thái Bình, góp phần xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững nhằm thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

 Là điển hình về rèn luyện giáo dục đạo đức cho cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên; xây dựng và thực hiện tốt văn hoá học đường, văn hoá nhà trường, tạo yếu tố để phát triển bền vững, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý về xây dựng nề nếp, kỷ cương trường học; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình và đất nước

Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, nhà trường vẫn kiên định thực hiện giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên. Giáo dục kiến thức nghề nghiệp, đặc biệt coi trọng giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tình yêu con người, lối sống, nếp sống, môi trường sống văn hoá trong nhà trường.

Để xây dựng nhà trường trở thành điểm sáng đào tạo cho người học cả về đức, trí, thể, mỹ, từ năm 1998, nhà trường đã xây dựng 5 tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ giảng viên và 5 tiêu chuẩn đạo đức cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình. Trong việc thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", nhà trường đã có nhiều sáng kiến trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, bổ sung hoàn thiện triết lý giáo dục của nhà trường “Hãy làm giàu tính nhân văn Hồ Chí Minh và niềm đam mê sáng tạo của cán bộ giáo viên và học sinh, sinh viên”, tiếp tục cụ thể hoá và hoàn thiện 5 chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, giảng viên, công nhân viên và 5 chuẩn mực đạo đức của học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình.

Song song với việc thực hiện 5 chuẩn mực của cán bộ giảng viên và 5 chuẩn mực đạo đức của học sinh, sinh viên, Trường đã tăng cường giữ nề nếp kỷ cương trường học. Nhà trường đã rà soát và ban hành 17 văn bản quy trình, quy chế, quy định để quản lý chương trình dạy, ra đề, coi thi, chấm thi, học tập, hội họp, quản lý trường học và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, của các khoa, phòng, trung tâm, trên cơ sở ký kết hợp đồng trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các phòng, khoa với Ban Giám hiệu. Tổ chức giao ban hàng tuần, hàng tháng, kịp thời uốn nắn, chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh. Xây dựng tiêu chuẩn thi đua cho từng đối tượng và thực hiện bình xét, khen thưởng danh hiệu thi đua hàng tháng.

Do thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp trên nên trong những năm 2009, 2010, trường không có học sinh, sinh viên nghỉ học, đi muộn không có lý do chính đáng; không có tiêu cực trong tuyển sinh, tuyển dụng, thi cử, đề bạt, nâng lương, cấp phát văn bằng; không có tội phạm và tệ nạn xã hội; không có đơn thư khiếu nại, tố cáo; đảm bảo đoàn kết, thân ái, coi nhà trường như ngôi nhà thứ hai của mình. Trường được UBND tỉnh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng “Đơn vị Văn  hoá".

Nhà trường là điển hình trong xây dựng nề nếp, kỷ cương trường học, được các cấp, các ngành, nhân dân và dư luận xã hội đánh giá cao. Những giải pháp sáng tạo của nhà trường là những kinh nghiệm tốt góp phần vào sự phát triển chung của ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thái Bình và trong toàn quốc.   

 Trường có nhiều thành công thực hiện công nghệ đào tạo tiên tiến theo hướng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng lập thân, lập nghiệp, đào tạo đạt chuẩn, đào tạo theo nhu cầu xã hội, nâng cao chỉ số EQ cho người học, giúp học sinh, sinh viên thích ứng và đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao

Trước yêu cầu mới ngày càng khắt khe của thị trường lao động, phương thức đào tạo cũ nặng dạy kinh viện, lý thuyết, kỹ năng lập thân, lập nghiệp lúng túng... Vì vậy, việc đổi mới công nghệ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, rèn luyện kỹ năng của học sinh, sinh viên trở nên hết sức cần thiết. Với quan điểm: Đào tạo người lao động thị trường cần, đào tạo tri thức, kỹ năng người học cần, xã hội và ngành nghề đòi hỏi nhà trường đã có nhiều giải pháp sáng tạo trong công tác đào tạo như: Đào tạo theo 5 kỹ năng với quy trình giảng dạy 5 bước, 5 yêu cầu 1 bài giảng, môn học 5 có, bài giảng 5 có, quy trình học tập 5 bước, 10 bước đi thực tế, 3 báo cáo môn học... Báo cáo luận văn tại cơ sở và mời lãnh đạo xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp phản biện .v.v; đồng thời giảm thời lượng dạy lý thuyết, tăng thời lượng đi thực tế và đào tạo kỹ năng lên 10 - 20%; tăng cường khả năng tự học, tự đào tạo, phát huy tính năng động sáng tạo, rèn luyện 5 kỹ năng của học sinh, sinh viên. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích sinh viên, học sinh thực hiện tốt phương pháp tự học, tự nghiên cứu... Đồng thời nhà trường đã liên kết với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình trên cơ sở Quy chế phối hợp xây dựng kế hoạch và điều tra về số lượng, chất lượng lao động, nhu cầu đào tạo bồi dưỡng lao động của các doanh nghiệp trong tỉnh; phối hợp xây dựng biện pháp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân các doanh nghiệp theo các hình thức phù hợp; phối hợp, xây dựng và thẩm định chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo để không phải đào tạo lại; phối hợp tổ chức các buổi ngoại khoá, trao đổi kinh nghiệm giữa Trường với doanh nghiệp và ngược lại; phối hợp cho giảng viên, học sinh, sinh viên tham quan, thực tập tại doanh nghiệp, tạo môi trường để sinh viên, học sinh trao dồi kinh nghiệm xử lý các tình huống thực tiễn.

Nhờ những hoạt động đồng bộ, sáng tạo trên nên chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng được xã hội đánh giá cao, số lượng học sinh, sinh viên theo học các hệ lớp trong nhà trường ngày càng nhiều. Quy mô đào tạo năm 2011 của nhà trường là 5574 sinh viên, tăng 293,4% so với năm 2000. Trong 10 năm (2001 đến 2010), nhà trường đã đào tạo 10.035 sinh viên Cao đẳng chính quy, liên thông, vừa làm vừa học. Sinh viên có điều kiện rèn luyện và tiếp cận với thực tiễn, nâng cao khả năng vận dụng sáng tạo những kiến thức đã được học ở trường vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu công việc, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, được các cơ sở sử dụng lao động đánh giá cao. Hơn 80% số sinh viên ra trường có việc làm ngay.

 Có nhiều thành công trong nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, sáng chế

Nghiên cứu khoa học là hoạt động không thể thiếu ở các trường cao đẳng và đại học. Hoạt động nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh sẽ nâng cao chất lượng đào tạo trong các nhà trường. Nhận thức rõ vấn đề đó, nhà trường luôn quan tâm phát động cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên tích cực nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, tham gia thi ý tưởng sáng tạo, thi sáng kiến kinh nghiệm. Hàng năm, nhân dịp gặp mặt đầu xuân, nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên trao "phong bì sáng kiến"... Hoạt động này nhằm khích lệ tinh thần say mê nghiên cứu sáng tạo của cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên. Trung bình mỗi năm trường đều có 2 - 3 đề tài khoa học cấp tỉnh, cấp Bộ, 20 đề tài cấp trường, 30 - 40 đề tài cấp khoa. Nhiều đề tài có giá trị khoa học và thực tiễn cao như: Đề tài nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở xã, phường; Vấn đề đào tạo kiến thức kinh tế ở các Trung tâm học tập cộng đồng; Đổi mới công nghệ đào tạo; Giải pháp đào tạo cán bộ xã, phường nhằm tri thức hoá cán bộ xã, phường phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Thái Bình; Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế biển Thái Bình một cách bền vững và hàng chục đề tài khác được đánh giá cao.

 Có bước phát triển vượt bậc về xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, về cơ sở vật chất gắn liền với xây dựng bộ máy biên chế hợp lý, tinh gọn và khoa học, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện, bền vững và khẳng định thương hiệu Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình

Trong tiến trình đào tạo nhà trường luôn xác định đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo và sự phát triển của nhà trường. Do đó, nhà trường đã tập trung thực hiện nhiều hình thức, biện pháp thiết thực đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên. Coi trọng công tác tự học, tự đào tạo, tự nghiên cứu của cán bộ, giảng viên. Để động viên khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhà trường đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho người đi học như cơ chế tài chính, vị trí công tác sau khi học xong... Được sự quan tâm tạo điều kiện của nhà trường nên tỷ lệ cán bộ giảng viên. Đến năm 2011, 100% số giảng viên đã sử dụng thành thạo vi tính trong công tác và giảng dạy; 85% giảng viên là Đảng viên; 100% giảng viên có trình độ đại học trở lên; 49,6% có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, cao học, nghiên cứu sinh.

Cùng với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhà trường cũng luôn chú trọng xây dựng bộ máy tinh gọn, khoa học, hợp lý, tránh cồng kềnh, kém hiệu quả. Từ năm 2000 đến năm 2011, số lượng học sinh sinh viên của nhà trường tăng gấp 4,5 lần so với năm 1998 nhưng biên chế chỉ tăng gần 2 lần.

Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng giảng dạy nhà trường đã tăng cường xây dựng phát triển mạnh về cơ sở vật chất. Tính đến năm 2011, nhà trường đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại với 8 phòng máy vi tính gồm 295 máy, 01 phòng máy ca-bin học ngoại ngữ, 03 phòng thực hành điện, nguội, cơ khí, 01 máy CNC hiện đại, 1 nhà thư viện, đa số cán bộ, giáo viên dùng máy tính xách tay trong công việc, 2 nhà học 3 tầng và 5 tầng với gần 40 phòng; 1 nhà ăn, 1 nhà ở cho giáo viên trung ương và sinh viên. Các phòng học chuyên môn trang bị đồng bộ với hệ thống loa đài, thiết bị nghe nhìn, máy vi tính hiện đại và tổ chức khoa học. Trường là điển hình về xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp.

Với sự phát triển vượt bậc về xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học đã tạo ra những yếu tố quan trọng để nhà trường phát triển mạnh mẽ, toàn diện, bền vững.

 Gương mẫu thực hiện các chủ trương Nghị quyết của Đảng, chính

sách pháp luật của Nhà nước, đi đầu trong các hoạt động xã hội, phong trào nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa

Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nhà trường luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên; tổ chức thực hiện nghiêm nội quy, quy chế, quy định và đề cao trách nhiệm của cán bộ, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các khoa, phòng, trung tâm; kết hợp với tổ chức giao ban hàng tuần, hàng tháng, kịp thời uốn nắn, chỉ đạo. Từ năm 2000 đến năm 2011, trường không có người vi phạm pháp luật, không có tiêu cực trong tuyển sinh, tuyển dụng, thi cử, đề bạt, nâng lương, cấp phát văn bằng; không có tệ nạn xã hội, không có tội phạm; không có đơn thư khiếu nại, tố cáo...

Nhà trường cũng luôn đi đầu trong các phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, nhân đạo từ thiện. Trong 7 năm (2004-2011), nhà trường đã làm được 34 ngôi nhà tình nghĩa giành tặng cho gia đình chính sách, gấp 3 lần kế hoạch tỉnh giao. Tính trung bình 4 cán bộ giáo viên của nhà trường làm được 01 ngôi nhà tặng gia đình nạn nhân chất độc da cam, gia đình thương binh, liệt sỹ, cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo. Đồng thời tổ chức nhiều hoạt động chăm sóc gia đình có công, các cụ cao tuổi, giúp đỡ các gia đình chính sách, ủng hộ đồng bào lũ lụt, thiên tai trong nước và thế giới. Trường được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, UBND tỉnh, Hội Nạn nhân Chất ðộc Da cam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam nhiều lần khen thưởng.

Nhà trường còn là đơn vị tiêu biểu nhất trên địa bàn tỉnh về thực hiện hiến máu nhân đạo cứu người. Hàng năm nhà trường tổ chức 2 đợt hiến máu, bình quân hàng năm hiến trên 300 đơn vị máu. Cá biệt năm 2008, nhà trường đã tổ chức 3 đợt hiến máu với 440 đơn vị máu đạt tiêu chuẩn.

Với những hoạt động trên, năm 2008, nhà trường được nhận giải thưởng toàn quốc “Nhân ái Việt Nam tiêu biểu”, ghi nhận một phong trào xuất sắc, một điển hình văn hoá, một phương thức hoạt động giáo dục hiệu quả của nhà trường, tạo nên một thế hệ cán bộ giảng viên, công nhân viên có tri thức, không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn giàu lòng yêu thương con người, có tấm lòng nhân ái, vị tha, biết sống vì xã hội, vì cộng đồng  trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

 Là điển hình tiêu biểu về đổi mới tổ chức công tác thi đua, khen thưởng, đảm bảo thực hiện nghiêm Luật Thi đua, Khen thưởng và làm cho thi đua, khen thưởng thực sự trở thành nhu cầu, động lực, công cụ quản lý hữu hiệu và xây dựng con người mới

Để động viên, khuyến khích cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường hăng say trong công việc, công tác thi đua, khen thưởng được lãnh đạo nhà trường hết sức quan tâm. “Trăm đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”. Công tác thi đua, khen thưởng được tổ chức khoa học, chuyên nghiệp, vừa đảm bảo thực hiện nghiêm Luật Thi đua, Khen thưởng, vừa trở thành công cụ quản lý hữu hiệu và xây dựng con người mới.

Từ năm 2000-2011, phong trào dạy tốt, học tốt, quản lý tốt, làm việc tốt  trong nhà trường diễn ra sôi nổi lôi cuốn cả hệ thống chính trị của nhà trường cùng làm công tác thi đua, khen thưởng. Để công tác thi đua khen thưởng thực sự phát huy được tác dụng, nhà trường đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thiết thực nhằm thúc đẩy công tác thi đua, khen thưởng. Đặc biệt, đã xây dựng 16 văn bản hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; xây dựng tiêu chuẩn thi đua cụ thể cho từng đối tượng cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên và người lao động. Tổ chức bình bầu, khen thưởng danh hiệu thi đua hàng tháng đối với cán bộ, giảng viên và người lao động. Từ năm 2008, thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhà trường đã tiến hành bình bầu danh hiệu thi đua hàng tháng đối với học sinh, sinh viên. Thi đua, khen thưởng đã trở thành nhu cầu và phát triển sâu rộng trong nhà trường. Thông qua các phong trào thi đua, nhà trường đã phát huy mọi nguồn lực, chủ động khắc phục khó khăn, sáng tạo và kiên trì xây dựng thương hiệu của nhà trường với những đặc trưng như Nề nếp kỷ cương; Nhân văn sáng tạo; Thuần thục kỹ năng; Theo 5 chuẩn mực; Chu đáo tận tâm; Quý trọng mọi người; Đoàn kết đổi mới; Quyết chí vượt lên. Với phương châm quản lý: Chủ động, sáng tạo; Dân chủ, kỷ cương; Quy trình, quy chế; Bước đi thích hợp; Kiểm tra, tổng kết; Đoàn kết, phát triển.

Nhờ thực hiện đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, nhà trường đã xây dựng thành công một tập thể đoàn kết, sáng tạo vượt lên khó khăn thử thách, hết lòng vì học sinh, sinh viên, vì con người, cùng nhau chăm lo cho sự nghiệp phát triển của nhà trường; lấy kết quả học tập, rèn luyện và sự thành đạt của học sinh, sinh viên là niềm vui và hạnh phúc cho mọi người trong nhà trường.

Trong phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều đơn vị tiêu biểu có nhiều

sáng tạo, dẫn đầu phong trào của trường trong nhiều năm như Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ, Khoa Kế toán, Khoa Quản trị kinh doanh, Phòng Đào tạo...

15 năm qua, nhà trường đã không ngừng đổi mới và sáng tạo vượt qua mọi khó khăn, thách thức, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đạt được nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc và là điển hình tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực trong hệ thống các trường Cao đẳng, Đại học ở tỉnh Thái Bình và trong toàn quốc.

          Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, theo nội dung Hiệp định Giơnevơ miền Bắc nước ta đã được giải phóng và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc xây dựng miền Bắc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

          Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng tháng 9 năm 1960 nhận định: Đặc điểm lớn nhất của miền Bắc là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua tư bản chủ nghĩa nên muốn cải biến căn bản tình trạng kinh tế lạc hậu của nước ta không có con đường nào khác ngoài con đường công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

Trước giải phóng, Thái Bình là tỉnh thuần nhất là kinh tế nông nghiệp. Quán triệt những chủ trương Đại hội lần thứ III của Đảng, Thái Bình tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong điều kiện có nhiều khó khăn - nhất là khó khăn về thiếu nguồn nhân lực được đào tạo. Vì vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực có kiến thức, có kỹ thuật và có tay nghề chuyên môn cao để đáp ứng cung cấp cho các cơ quan, nhà máy xí nghiệp và các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh được đặt ra cấp thiết.

Xuất phát từ nhu cầu đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã cho phép thành lập các cơ sở, các trường đào tạo nguồn lực phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh

tế - xã hội của tỉnh

          Để bổ sung cho việc thiếu nguồn nhân lực có tay nghề trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, từ năm 1960 đến năm 1965, Thái Bình đã thành lập hai trường chuyên đào nguồn lực phục vụ cho kinh tế công nghiệp, đó là:

- Trường Công nghiệp trực thuộc Ty Công nghiệp Thái Bình. Cơ sở tại xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư do ông Đỗ Văn Kim làm Hiệu trưởng.

- Trường Cơ khí Nông nghiệp (lái và sản xuất các loại máy kéo) trực thuộc Chi cục Cơ khí Nông nghiệp - Ty Nông nghiệp Thái Bình. Sơ tán tại xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương do ông Nguyễn Văn Trọng làm Hiệu trưởng.

Đến năm 1968, Thái Bình tiếp tục thành lập trường Điện lực Thái Bình trực thuộc công ty Điện lực Thái Bình, sơ tán tại xã Tân Bình, huyện Vũ Thư do ông Hoàng Chí Thân làm Hiệu trưởng.

Bước sang những năm 1970, do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ hậu phương mà Trung ương giao trong việc cung cấp sức người sức của cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, nên tháng 4 năm 1971, Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập trường Cơ điện Thái Bình trên cơ sở sát nhập ba trường (trường Công nghiệp, trường Cơ khí Nông nghiệp, trường Điện lực). Trong thời gian từ tháng 4 năm 1971 đến tháng 12 năm 1971, trường Cơ điện thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý.

Trường Cơ điện Thái Bình có chức năng và nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công nhân kĩ thuật cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp và các Hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh ở các lĩnh vực như: lái máy kéo lớn và nhỏ; đào tạo công nhân kĩ thuật Cơ khí (nguội, gò, hàn và cắt gọt); công nhân kĩ thuật lắp ráp, vận hành, quản lý lưới điện Công nghiệp; công nhân kĩ thuật quản lý, vận hành hệ thống cơ khí nhỏ nông nghiệp ở các hợp tác xã nông nghiệp.

Khi mới thành lập, Ban giám hiệu nhà trường gồm có thầy Đỗ Văn Kim là Hiệu trưởng nhà trường và hai Phó Hiệu trưởng là thầy Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Bình. 

Các phòng, ban trực thuộc nhà trường gồm có Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Giáo vụ và Quản sinh, Ban Cơ khí lớn và nhỏ (máy kéo lớn và máy kéo nhỏ), Ban Cơ khí, Ban Điện. Tổng số biên chế của nhà trường trong giai đoạn này có khoảng từ 50 đến 70 người.

Từ tháng 01 năm 1972 đến tháng 01 năm 1975, trường Cơ điện trực thuộc Ty Công nghiệp Thái Bình và đóng tại xã Tân Bình, huyện Vũ Thư.

Từ tháng 01 năm 1975 đến tháng 12 năm 1979, trường trực thuộc Chi cục Cơ khí Nông nghiệp Thái Bình của Ty Nông nghiệp Thái Bình.

Từ tháng 01 năm 1975 đến tháng 12 năm 1979, trường trực thuộc Chi cục Cơ khí Nông nghiệp Thái Bình của Ty Nông nghiệp Thái Bình.

Từ tháng 01 năm 1980 đến tháng 12 năm 1985, trường trực thuộc Sở Công nghiệp Thái Bình do ông Trần Kim Long làm Hiệu trưởng.

Từ tháng 01 năm 1986 đến tháng 12 năm 1987, trường trực thuộc Ban giáo dục chuyên nghiệp tỉnh Thái Bình. Đến tháng 6 năm 1987, trường được đổi tên từ trường Cơ điện Thái bình sang trường Công nhân kỹ thuật Thái Bình - trực thuộc Ban Giáo dục chuyên nghiệp Thái Bình quản lý.

Từ tháng 01 năm 1988, trường trực thuộc Sở Giáo dục đào tạo Thái Bình quản lý.

Tháng 04 năm 1989, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định sát nhập trường Công nhân Kĩ thuật và trường Giao thông Vận tải lại thành trường Công nhân Kĩ Thuật Thái Bình trực thuộc Sở Giáo dục Đào tạo Thái Bình quản lý.

Khi thành lập, Hiệu trưởng nhà trường là thầy Phạm Văn Ngọc, Phó Hiệu trưởng là thầy Tô Văn Phòng. Sau khi thầy Tô Văn Phòng nghỉ hưu, thầy Đào Xuân Hứa được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng nhà trường

Các phòng, ban hoạt động trong nhà trường gồm có: Ban Động lực, Cơ khí, Ban điện, Ban Văn hóa, Phòng Đào tạo và Quản lý học sinh sinh viên; Phòng Tổ chức hành chính

Từ tháng 7 năm 1997 đến tháng 12 năm 2002, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định bàn giao trường Công nhân Kỹ thuật Thái Bình sang Sở Lao động Thương binh Xã hội Thái Bình quản lý.

Từ tháng 01 năm 2003 đến tháng 12 năm 2005, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định đổi tên trường thành trường Dạy nghề Thái Bình do ông Phạm Đình Trọng làm Hiệu trưởng. Trường trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Quản lý.

          Trường Dạy nghề Thái Bình trong hơn 40 năm hoạt động đã không ngừng phát triển và lớn mạnh, đạt tiêu chuẩn trường dạy nghề trọng điểm cấp tỉnh. Tiền thân từ các trường Cơ khí Nông nghiệp, trường Công nghiệp, trường Điện lực Thái Bình và trường Giao thông vận tải Thái Bình. Trong những năm tháng đất nước khó khăn, trường còn nghèo nàn, thô sơ và có không ít những khó khăn về các mặt tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên… nhưng nhà trường đã nỗ lực khắc phục, vượt lên khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Khi đất nước chuyển sang thời kỳ đổi mới, với bản lĩnh chính trị vững vàng, cán bộ, giáo viên nhà trường đã đoàn kết đồng lòng tiếp tục thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao.

Trong hoạt động đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công nhân kỹ thuật qua các thời kì của trường dạy nghề Thái Bình, nhà trường đã đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cao, có trình độ kỹ thuật, có tay nghề thành thạo với số lượng hàng vạn công nhân kỹ thuật cho các ngành như: cơ khí nông nghiệp; điện lực; cơ khí công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; công nhân kĩ thuật quản lý vận hành hệ thống cơ khí nhỏ ở các hợp tác xã nông nghiệp và công nhân trong ngành giao thông vận tải của tỉnh Thái Bình. Quá trình đào tạo nguồn nhân lực đã góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà nói riêng và cho cả nước nói chung.      

          Với những đóng góp to lớn vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nhà trường đã nhiều lần được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình tặng bằng khen. Năm 1996, trường vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Ngày 24 tháng 12 năm 2005, để thực hiện nhiệm vụ mới của công tác

đào tạo, trường Dạy nghề Thái Bình hợp nhất với trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) thành trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở phía Bắc, địa điểm tại Thôn Dinh, xã Tân Bình, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình do thầy Phạm Đình Trọng làm Phó Hiệu trưởng.

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở phía Bắc là một trong những cơ sở giáo dục đào tạo đa ngành, đa nghề, đa bậc học với các ngành nghề như công nghệ cơ khí, công nghệ ô tô, công nghệ thông tin, công nghệ nhiệt lạnh, công nghệ may, công nghệ điện - điện tử, quản trị kinh doanh…

Trong thời gian hoạt động từ năm 2006 đến cuối năm 2014, trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở phía Bắc có cơ cấu tổ chức tổ chức với các phòng, ban, khoa, trung tâm như sau:

          - Phòng Tổng hợp

          - Phòng Giáo vụ và Công tác sinh viên

          - Ban quản lý Ký túc xá

          - Ban Nhà ăn

          - Khoa Công nghệ (cơ khí, điện-điện tử, ôtô, may thời trang,công nghệ thông tin, nhiệt lạnh)

- Khoa Kinh tế (quản trị kinh doanh, kinh tế, tài chính, ngân hàng)

- Khoa Khoa học kỹ thuật cơ bản (cơ sở, chính trị, ngoại ngữ)

- Trung tâm Thư viện

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở phía Bắc  trong thời gian hoạt động không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo với đội ngũ giảng viên cơ hữu có trình độ chuyên môn tay nghề cao, có kinh nghiệm giảng dạy, tâm huyết, nhiệt tình. Nhà trường đã xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn quốc gia và mở rộng chương trình đào tạo hợp tác quốc tế theo mô hình du học tại chỗ với các trường của Canada, Đài Loan, Hàn Quốc… Nhiều khóa đào tạo được thực hiện thông qua giáo dục và đào tạo nghề trong và ngoài trường thường xuyên góp phần cung cấp kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho lực lượng lao động của cả nước, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Nhà trường đảm bảo đào tạo ở mức chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp, nâng cao tay nghề, đào tạo nghề ở các cấp trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề. Các chương trình đào tạo được triển khai thông qua hợp tác với các cơ sở sản xuất, nhằm đảm bảo việc cập nhật kiến thức. Tất cả các khóa đào tạo chính quy tại trường đều được liên thông với các bậc học cao hơn như trung cấp liên thông lên cao đẳng, cao đẳng liên thông lên đại học. Việc đào tạo liên thông giữa các bậc học cho phép người học tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc. Các khóa học của trường từ những khóa ngắn hạn cho đến các khóa tập trung 2 năm, 2 năm rưỡi, 3 năm đến 4 năm. Hầu hết các chương trình đào tạo đều chú trọng về thực hành, lý thuyết được tinh giản, chắt lọc phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Để nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường đã nhập về các trang thiết bị giảng dạy và thực hành theo công nghệ mới, hiện đại để thay thế dần các công nghệ lạc hậu. Sinh viên của trường được trang bị phổ cập ngoại ngữ và tin học cũng như các kiến thức bổ trợ cho môi trường làm việc hiện đại như: giao tiếp, ứng xử, thái độ lao động, hành vi, văn hóa và giáo dục chất lượng cuộc sống. Với mối quan hệ rộng rãi của trường với ngành công nghiệp, người học luôn có cơ hội trải nghiệm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đặc biệt tại các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, để tiếp xúc với các công nghệ mới được ứng dụng trong sản xuất, các kỹ năng thực tiễn và môi trường làm việc hiện đại.

Bên cạnh đó, nhà trường luôn cung cấp những khóa học mới và đa dạng đủ trình độ từ chứng chỉ đến bằng nghề, cử nhân cao đẳng và đại học trong các khóa học, bậc học và ngành học, bao gồm cả các khóa hợp tác với các trường quốc tế và các trường đại học trong nước. Chương trình đào tạo luôn được cập nhật, cải tiến theo hướng liên thông giữa các cấp học, bậc học trong trường. Thế mạnh của trường là đào tạo các ngành khối kỹ thuật công nghệ: Cơ khí, Điện, Điện tử, Công nghệ thông tin, May thời trang, Công nghệ hàn, Nhiệt lạnh, Động lực và các khối ngành kinh tế như: Quản trị kinh doanh, Tài chính, Kế toán, Ngân hàng, Kinh tế.

Như vậy, trong khoảng thời gian không dài (từ 2006 đến 2014), trường

Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cơ sở phía Bắc đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thành quả mà nhà trường đạt được trong những năm đó là mỗi năm nhà trường đã đào tạo hàng ngàn học sinh - sinh viên tốt nghiệp ở các bậc học, các khóa học ra trường góp phần cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Thái Bình và các vùng kinh tế trọng điểm.

          Bước sang thế kỷ XXI, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhu cầu ứng dụng những thành tựu của khoa học vào các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng lớn - đặc biệt là trong sản xuất. Điều này đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sâu, tay nghề thành thạo mới có thể ứng dụng được những thành tựu của khoa học vào trong sản xuất.

          Việt Nam trên bước đường đổi mới ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, tích cực đẩy mạnh hiện đại hóa đất nước. Sự nghiệp này đòi hỏi nguồn lao động mới có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường sử dụng lao động.

          Trước bối cảnh mới đặt ra cho ngành giáo dục Việt Nam cần phải có những đổi mới cơ bản và toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong tình hình mới.

Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt là Nghị quyết số 29/NQTW về đổi mới cơ bản và toàn diện về giáo dục và đào tạo đã mở ra cho ngành giáo dục hướng phát triển mới.

Sự phát triển của giáo dục và đào tạo trong thế kỷ mới bên cạnh chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao cũng đồng thời là hệ thống nhiều trường Cao đẳng và Đại học được thành lập mới trong cả nước theo xu thế chung của phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng đã gây ra không ít khó khăn cho công tác giáo dục đào tạo - nhất là đối với các trường chuyên nghiệp ở địa phương ở công tác tuyển sinh trong quá trình hoạt động.

Thái Bình trong công cuộc đổi mới đang ra sức vươn lên để trở thành tỉnh có nền kinh tế công - nông nghiệp hiện đại. Sự nghiệp đó đòi hỏi nguồn lao động ở Thái Bình cần phải được đào tạo tay nghề thành thạo. Với dân số gần hai triệu người nhưng đến trước năm 2000 trên cả tỉnh mới có một trường Đại học chuyên đào tạo ở một lĩnh vực nhất định (Đại học Y Thái Bình). Thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có trường Đại học đào tạo ở các lĩnh vực đa dạng khác nhau phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Thái Bình và cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước nguồn lao động có chất lượng cao.

          Trong bối cảnh đó, nhu cầu nâng cấp trường từ trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình lên thành trường Đại học là hết sức cần thiết.

          Được sự đồng thuận của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự ủng hộ của các sở ban ngành và xuất phát từ nhu cầu học tập của nhân dân trong tỉnh, trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình đã quyết tâm phấn đấu nâng cấp trường lên thành trường Đại học.

          Trải qua quá trình nỗ lực khẳng định thương hiệu, chữ tín trong đào tạo nguồn lực có chất lượng cùng với sự năng động, sáng tạo của Đảng ủy - Ban Giám hiệu nhà trường, việc nâng cấp trường lên thành trường Đại học đã đạt kết quả. Ngày 08 tháng 9 năm 2011, Chính phủ đã ra quyết định số1555/QĐ-TTg về việc “Thành lập Trường Đại học Thái Bình trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình”

Việc Chính phủ ký Quyết định thành lập Trường Đại học Thái Bình thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, Ban, Ngành Trung ương đối với Đảng bộ và nhân dân Thái Bình. Đây là cơ hội để tỉnh Thái Bình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới, tri thức hóa đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ xã, phường, đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân, góp phần xây dựng xã hội học tập. Đây là một sự kiện to lớn, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quá trình phát triển của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà, mở ra hướng đi mới cho quá trình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ của tỉnh. Quyết định thành lập Trường Đại học Thái Bình của Chính phủ khẳng định chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình, Nghị quyết của HĐND, UBND tỉnh là đúng đắn. Quá trình thực hiện, Đảng ủy, Ban Giám hiệu, cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên nhà trường đã bền gan, vững chí phấn đấu, tích cực, năng động, sáng tạo, đạt nhiều thành tích vẻ vang, đáp ứng với yêu cầu, tiêu chuẩn theo Quyết định số 07/2009/QĐ-TTg ngày 15/01/2009 của Chính phủ về điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học.

Trường Đại học Thái Bình là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, đồng thời chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định của Pháp luật. Trường Đại học Thái Bình là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng.

          Trường Đại học Thái Bình thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển Nhà trường qua từng giai đoạn, kế hoạch hoạt động từng năm

- Tổ chức đào tạo trình độ đại học cao đẳng, trình độ đại học, đào tạo trình độ thạc sỹ, trình độ tiến sỹ khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dục  và Đào tạo cho phép, tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật

- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế -  xã hội của địa phương và đất nước.

- Tuyển sinh và quản lý người học; phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục và đào tạo

- Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng của cơ quan có thẩm quyền;  xây dựng và phát triển hệ thống  đảm bảo chất lượng của nhà trường, tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

- Tuyển dụng, quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên; xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu và trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới, đạt chuẩn về trình độ được đào tạo, tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với giảng viên, cán bộ, nhân viên

- Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu xã hội

- Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong đội ngũ cán bộ giảng viên và người học trong trường

- Quản lý, sử dụng đất đai, tài sản trang thiết bị và tài chính của trường theo quy định của pháp luật

- Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với ngành nghề nhà trường được phép đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của nhà nước, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp, in ấn và cấp phát văn bằng theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo

- Mở ngành đào tạo, tổ chức phát triển các chương trình đào tạo, chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế

- Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo; hợp tác liên kết với các tổ chức  kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; thực hiện xã hội hóa giáo dục

- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa

- Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về đội ngũ công chức, viên chức, các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ và hợp tác quốc tế của nhà trường; về quá trình phát triển sau tốt nghiệp của người học; tham gia dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo của nhà trường.

- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, công bố kết quả về khoa học và công nghệ; bảo vệ lợi ích của nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của nhà trường.

- Thực hiện chế độ báo cáo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động của trường theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh giao

          Khi mới thành lập, Ban giám hiệu trường Đại học Thái Bình gồm: Quyền Hiệu trưởng nhà trường là thầy Nguyễn Trung Tín; Phó Hiệu trưởng là thầy Ngô Nguyên Thịnh, cô Nguyễn Thị Kim Lý, cô Trần Thị Bích Hằng.

          Đến tháng 10 năm 2014, khi trường tiếp nhận nguyên trạng trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cơ sở phía Bắc, Ban Giám hiệu trường Đại học Thái Bình gồm: Hiệu trưởng nhà trường Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Giang (Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh) và 5 Phó Hiệu trưởng là các thầy cô: thầy Nguyễn Viết Hiển (Phó Hiệu trưởng thường trực), thầy Nguyễn Trung Tín, cô Nguyễn Thị Kim Lý, thầy Ngô Nguyên Thịnh, Đỗ Văn Tựa.

          Đến nay, trường Đại học Thái Bình có gần 270 cán bộ giáo viên, nhân viên với 20 khoa, phòng, trung tâm như: Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Đào tạo, Phòng Hành chính - Tổng hợp, Khoa Điện - Điện tử, Trung tâm Thông tin - Thư viện, Phòng Quản trị Thiết bị, Khoa Ngoại ngữ, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo, Khoa Tại chức, Phòng Thanh tra và Pháp chế, Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên, Trung tâm Dạy nghề và Chuyển giao Khoa học - công nghệ, Khoa Luật, Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Đại cương, Khoa Tài chính - Ngân hàng, Khoa công nghệ, Khoa Kinh tế, Khoa Công nghệ Thông tin

          Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể của nhà trường cũng không ngừng

được kiện toàn, phát huy tốt vai trò của mình trong thực hiện nhiệm vụ như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Cựu giáo chức...

          Địa điểm ban đầu của trường Đại học Thái Bình đặt tại phường Quang Trung, thành phố Thái Bình. Từ năm 2010, nhà trường đã tích cực đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư kinh phí để xây dựng mở rộng trường đáp ứng yêu cầu nâng cấp thành trường Đại học Thái Bình; xây dựng hoàn thành nhà thư viện 3 tầng... Sau khi tiếp nhận trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cơ sở phía Bắc, tháng 01 năm 2015, nhà trường đã chuyển địa điểm về xã Tân Bình, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Từ khi chuyển về địa điểm mới, nhà trường đã đầu tư nâng cấp, tu sửa nhiều hạng mục như cổng trường, nhà để xe, phòng học... Đến nay, trường Đại học Thái Bình đã có cơ sở vật chất phòng học, thư viện, phòng thực hành phục vụ cho việc dạy và học khang trang hiện đại đảm bảo tốt công tác giáo dục, đào tạo. Bên cạnh đó, nhà trường còn có khu ký túc xá rộng rãi, đáp ứng tốt nhu cầu chỗ ở và có hệ thống căng tin dịch vụ phục vụ chu đáo nhu cầu cá nhân …

          Trong tiến trình xây dựng và phát triển mọi hoạt động của trường Đại học Thái Bình đều đảm bảo đúng quy chế về nền nếp kỷ cương, chương trình, kế hoạch giảng dạy, thi cử… Nhà trường luôn luôn cải tiến, đổi mới phương pháp, nội dung chương trình cách dạy, cách học, cách quản lý, thi cử…

          Kể từ khi nâng cấp đến nay, trường Đại học Thái Bình đã đào tạo cho tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung hàng chục nghìn học sinh - sinh viên có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới - đặc biệt nhà trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo cán bộ xã phường theo Đề án 26 của tỉnh. Sau quá trình học tập tại trường, các cán bộ xã phường đã phát huy tốt những kiến thức được học tại nhà trường vào các lĩnh vực công tác - nhất là trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay.

          Từ khi nâng cấp đến nay, Đại học Thái Bình đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong các hoạt động, trong đó có những kết quả nổi bật sau:

          * Công tác đào tạo được coi là nhiệm vụ trọng tâm và đạt nhiều kết quả tốt

Nhà trường đẩy mạnh việc đổi mới nội dung chương trình, cách dạy, cách học, thực hiện tốt nề nếp kỷ cương, nội quy quy chế, chất lượng giáo dục được nâng lên; đặc biệt là từ năm 2012, nhà trường bắt đầu tuyển sinh bậc Đại học hệ chính quy, số lượng tuyển sinh bậc Đại học ngày càng tăng; nhà trường đã đào tạo và cung cấp cho xã hội hàng ngàn cán bộ hệ Đại học vừa học vừa làm, Cao đẳng, Trung cấp có chất lượng.

          * Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Tỉnh nhất là cán bộ theo Đề án 26 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Trong giai đoạn 2010 - 2014, nhà trường tiếp tục đào tạo cán bộ xã, phường, thị trấn có trình độ cao đẳng và đại học, chuẩn hóa cán bộ cấp xã phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; đặc biệt là phục vụ xây dựng nông thôn mới.

Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ cấp xã phục vụ công tác quản lý tại cơ sở.

* Thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học

Công tác nghiên cứu khoa học trong giai đoạn 2011- 2015, tập trung vào một số đề tài do Ủy ban nhân dân tỉnh giao, phục vụ công tác phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đồng thời, tập trung nghiên cứu các đề tài phục vụ công tác quản lý, đào tạo của Trường Đại học mới được thành lập.

* Tăng cường cơ sở vật chất và chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên, thực hiện tốt nếp sống văn hóa, công tác nhân đạo, từ thiện đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn,...

          Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Thái Bình đã có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo, được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội đánh giá cao.

Với những kết quả đạt được trong thực hiện nhiệm vụ, nhà trường đã

được các cấp, các ngành ghi nhận và đánh giá cao. Nhà trường đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý.

Về danh hiệu tập thể:

- Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước tặng cho Đảng bộ nhà Trường là đơn vị tiêu biểu trong toàn quốc nhân tổng kết 4 năm thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; (Quyết định số 2115/QĐ-CTN ngày 10 tháng 12 năm 2010, của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam);

- Huân chương Độc lập hạng Ba (Quyết định số 1659/QĐ-CTN ngày 17 tháng 11 năm 2008).

- Huân chương Lao động hạng Nhất (Quyết định số 886/2005/QĐ/CTN  ngày 15/8/2004).

- Huân chương Lao động hạng Nhì (Quyết định số 12/QĐ/CTN ngày 10/01/2000).

- Bằng khen  của Thủ tướng Chính phủ năm  2003 (Quyết định số 1763-QĐ/TTg ngày 15/12/2003).

- Cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua” của Chính phủ năm 2009 (Quyết định số 1330/QĐ-TTg, ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ);

- Cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua” của Chính phủ năm 2008 (Quyết định số 743/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ);

- Cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua” của Chính phủ năm 2007 (Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng

Chính phủ);

- Cờ “Đơn vị gương mẫu về mọi mặt” của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thái Bình  năm 2010

- Cờ “Đơn vị gương mẫu về mọi mặt” của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh năm

2003 (Quyết định số 205-QĐ/UBND ngày 16 tháng 02 năm 2004).

- Cờ “Đơn vị gương mẫu về mọi mặt” của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thái Bình năm 2000 (Quyết định số 115-QĐ/UBND ngày 15/01/2001);

- 10 năm liền (2000 - 2009), Đảng bộ nhà trường đạt trong sạch vững mạnh xuất sắc, được Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng 2 Cờ “Đảng bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu” (2000 - 2004 và 2005 - 2009);

- Bằng công nhận “Đơn vị văn hóa” cấp tỉnh;

- Bằng công nhận “Đơn vị văn hóa” cấp quốc gia do Tổng Liên doàn Lao động Việt Nam trao tặng năm 2004.

Tổ chức Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học hàng năm đều đạt danh hiệu “Đơn vị vững mạnh xuất sắc”, được Trung ương các tổ chức chính trị, xã hội tặng Bằng khen.

Trường còn được nhận nhiều Bằng khen của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, Ban, Ngành Trung ương.

Về danh hiệu cá nhân:

- 1 đồng chí được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì;

- 6 đồng chí được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba;

- 7 đồng chí được tặng Bằng khen của Chính phủ;

- 1 Chiến sỹ thi đua toàn quốc và điển hình cấp toàn quốc trong thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

nhân tổng kết 4 năm (2007 - 2010).

- 1 giải Nhì Hội thi sáng tạo Khoa học Công nghệ và Kỹ thuật tỉnh Thái Bình; 2 Bằng lao động sáng tạo.

- 2 Nhà giáo ưu tú; 1 giảng viên đạt giải nhì, 5 giảng viên đạt giải ba Hội thi giáo viên giỏi toàn quốc.

Và nhiều Bằng khen của các Bộ, Ngành, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, hoạt động đào tạo của các trường đại học cần tập trung nghiên cứu và đào tạo phục vụ chủ trương hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực Kinh tế Kỹ thuật, Khoa học công nghệ, Văn hóa Thể thao góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trường Đại học Thái Bình tuy mới được thành lập và tiếp nhận thêm Cơ sở phía Bắc tại Thái Bình của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nhưng trường có kinh nghiệm bề dày truyền thống đào tạo kinh tế, kỹ thuật và được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh. Sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ viên chức nhà trường đã được thể hiện trong chiến lược xây dựng, phát triển nhà trường: “Xây dựng Trường Đại học Thái Bình phát triển trở thành trường đại học đa ngành theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương và cho đất nước”

          Trong giai đoạn hiện nay, trường Đại học Thái Bình đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới trước những tác động của tình hình thế giới và trong nước.

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu rộng. Tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới ngày càng chặt chẽ. Sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin và cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi nhanh chóng mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhân loại đang bước sang nền kinh tế thứ ba - nền kinh tế tri thức - nền kinh tế đòi hỏi trí tuệ chất xám của con người ngày càng cao. Vì vậy, giáo dục và đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

Cách mạng Công nghiệp lần 4 (CMCN 4.0) đang diễn ra tại các nước phát triển, ở Việt Nam, nó vẫn còn nằm ở dạng khái niệm, cơ hội lẫn thách thức cho cả doanh nghiệp, người lao động cho đến kiến trúc thượng tầng. Theo Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang được hình thành từ cách mạng 3.0 và có tốc độ nhanh hơn nhiều so với những gì nhân loại từng thấy. 

"Cách mạng công nghiệp lần đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc cách mạng Công nghiệp thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học", Klaus Schwab định nghĩa.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ bắt đầu từ những thành quả của 3.0, hứa hẹn thay đổi bộ mặt kinh tế và xã hội toàn cầu. Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Việt Nam xuất phát sau, nhưng có gần đủ điều kiện để thực hiện cách mạng. Theo ông Nguyễn Bá Ngọc, Chủ tịch công ty NBN Media, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội cực lớn trước Cách mạng Công nghiệp 4.0 này. Việt Nam có thể nhân đó vươn lên và trở thành một nước có những thành công đáng kể nếu nhìn nhận đúng, hành xử tích cực và chính phủ hỗ trợ tốt, đủ mức và đúng hướng.

Những định nghĩa về Cách mạng Công nghiệp 4.0 luôn đi kèm với những mặt trái. Điều dễ thấy nhất đó chính là tình trạng thiếu việc làm khi robot, trí tuệ nhân tạo làm thay con người trong một số ngành nghề.

Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho rằng ở giai đoạn đầu tiên, giới công chức và lao động bậc cao nói chung sẽ bị đe doạ. Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động giá rẻ, nhưng có thể sẽ chậm hơn. Kéo theo đó là việc các chính phủ phải tái cơ cấu lại nền kinh tế để phù hợp với thực tiễn mới. Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là những lao động ít kỹ năng. Nhưng cũng tuỳ ngành mà mức độ ảnh hưởng bởi Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến đâu. Việt Nam cần đào tạo ngay nhân lực để đón sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0.Viet Nam co don duoc lan song Cach mang Cong nghiep 4.0? hinh anh 3

Sự hội nhập ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ trong giáo dục đào tạo đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các trường đại học của Việt Nam trong cạnh tranh, thu hút người học, trong xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên giỏi ...Thực tiễn đặt ra cho các cơ sở giáo dục đào tạo ở nước ta phải đổi mới về nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất ... để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và xã hội.

Trong giai đoạn 2010 - 2015, tình hình giáo dục và đào tạo có nhiều tiến bộ và đổi mới rõ nét. Trong những năm 2010 - 2012, toàn ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục thực hiện các cuộc vận động do Trung ương và Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, thực hiện Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về “nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2010-2012” trong toàn ngành, đặc biệt là Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết số 29/NQTW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, mở ra một thời kỳ có nhiều đổi mới trong toàn ngành giáo dục và đào tạo, giúp cho các trường phát triển. Tuy nhiên trong giai đoạn này, công tác giáo dục và đào tạo cũng có nhiều khó khăn, đặc biệt là trong công tác tuyển sinh đối với các trường địa phương mới thành lập, trường tư thục ...

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tiếp tục thực hiện Luật Giáo dục đại học, Nghị quyết 29/NQ-TW (Khóa XI) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường lần thứ IX là kim chỉ nam để trường Đại học Thái bình xây dựng chiến lược phát triển vững chắc

Đại hội Đảng lần thứ XII xác định đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục,

đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đảng ta nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

          Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây - đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI - khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống.

          Kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước,  Đảng đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.

          Việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đang đặt ra ngày càng cấp thiết. Thứ nhất, do chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo ở nước ta còn thấp so với yêu cầu của công cuộc đổi mới, nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay, toàn quốc có hơn 70.000 cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ tốt nghiệp ra trường, nhưng không tìm được việc làm, hoặc có việc làm nhưng không đúng nghề đào tạo; nhiều người được tuyển chọn phải đào tạo lại mới sử dụng được. Thứ hai, hệ thống giáo dục - đào tạo ở nước ta còn bị khép kín, thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo, còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Thứ ba, chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường, dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. Thứ tư, chưa chú trọng đúng mức đến giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống và kỹ năng, phương pháp làm việc. Thứ năm, phương pháp giáo dục còn lạc hậu, chủ yếu truyền thụ kiến thức một chiều; tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả còn thiếu thực chất, mắc bệnh thành tích. Thứ sáu, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu. Thứ bảy, cơ chế, chính sách, đầu tư cho giáo dục, đào tạo chưa phù hợp; cơ sở vật chất-kỹ thuật thiếu đồng bộ, còn lạc hậu...

          Tiếp tục đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đây là hướng mở để phát triển phẩm chất, năng lực cá nhân người học, góp phần đào tạo chuyên sâu, chuyên gia. Theo đó, nên chia tổng thời gian học thành hai phần, trong đó, một nửa dành cho học các môn chung, số thời gian còn lại dành cho việc học các môn riêng theo năng khiếu để phát triển phẩm chất, năng lực cá nhân. Điều này đòi hỏi người dạy phải tự đổi mới, nâng tầm cao tri thức và đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy cho phù hợp. Hơn thế, nó cũng đặt ra cho người quản lý, các khoa, trường sư phạm phải đổi mới cách tuyển chọn nhân sự đào tạo giáo viên, giảng viên theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người giáo viên, giảng viên tương lai. Rõ ràng, khi mục tiêu giáo dục, đào tạo được thay đổi căn bản, thì bắt buộc chương trình khung, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo cũng phải thay đổi cho phù hợp.

          Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở nước ta được nêu trong văn kiện Đại hội XII, về thực chất, là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này, hiệu ứng của nó sẽ làm biến đổi tích cực nhiều mặt của đời sống xã hội Việt Nam, là sự vun trồng “nguyên khí quốc gia”, làm cho nền học vấn nước nhà hưng thịnh, đất nước phát triển bền vững.

          Việc Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức quốc tế: WTO, TPP … đã tạo ra cơ hội và mở ra thời cơ, thách thức cho phát triển giáo dục - đào tạo, các hình thức liên kết và hợp tác phát triển đào tạo giữa các trường đại học nói chung ở Việt Nam với các trường đại học có danh tiếng trên thế giới cũng như mở rộng khả năng hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giữa trường Đại học Thái Bình với các trường đại học ở các nước trong khu vực.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX họp từ ngày 22 -

9 - 2015 đến ngày 25 - 9 - 2015. Đại hội đã thông qua Nghị quyết với 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu; 5 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm; 3 đột phá chiến lược tăng trưởng kinh tế tỉnh sẽ thực hiện trong những năm tới. Về giáo dục, Thái Bình tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Phấn đấu tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Tích cực đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, hình thức, phương pháp thi và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trường học theo chuẩn quốc gia. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Đẩy mạnh phát triển và nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo nghề; chú trọng đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo nhân lực chất lượng cao và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động sau đào tạo. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đào tạo; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập.

Tiếp tục huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất và bảo vệ môi trường. Khuyến khích hợp tác, liên kết nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ với sản xuất; nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ trong tăng trưởng kinh tế. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách thu hút, sử dụng, khuyến khích nhân lực khoa học, công nghệ.

Những định hướng lớn của Đảng là điều kiện, tiền đề để Đảng bộ trường

Đại học Thái Bình hoạch định chiến lược phát triển nhà trường.

Trường Đại học Thái Bình có bề dày truyền thống trong đào tạo nguồn nhân lực; cán bộ kinh tế, kỹ thuật, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Bên cạnh đó Đại học Thái Bình cũng là trường duy nhất của tỉnh đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và đa bậc học (đại học, cao đẳng, trung cấp, bồi dưỡng …)

Đại học Thái Bình có đội ngũ cán bộ, đảng viên, giáo viên, người lao động luôn có tinh thần đoàn kết, đồng lòng, yêu nghề, yêu trường, luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ;  đặc biệt là các thế hệ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của nhà trường luôn luôn đổi mới và sáng tạo, thích ứng với thời cuộc, nhiệt huyết, tận tụy, năng động, tâm huyết với nghề,  dày dặn kinh nghiệm; có trình độ lý luận, chuyên môn; có tri thức, đạo đức và lối sống lành mạnh, trong sạch, luôn vì sự phát triển của nhà trường; có năng lực lãnh đạo và quản lý, nhạy cảm về chính trị, hiểu biết về kinh tế, văn hoá, xã hội; có nghệ thuật lãnh đạo gắn liền với phong cách làm việc dân chủ nên đã phát huy được sức mạnh của nhà trường trong quá trình xây dựng và phát triển.

Nhà trường cũng đã tạo dựng được niềm tin đối với các thế hệ học sinh, sinh viên, sự yên tâm của gia đình người học, sự đồng thuận của xã hội và sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể ở cả trung ương và địa phương.

Trường Đại học Thái Bình có bề dày truyền thống trong đào tạo nguồn nhân lực; cán bộ kinh tế, kỹ thuật, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Bên cạnh đó Đại học Thái Bình cũng là trường duy nhất của tỉnh đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và đa bậc học (đại học, cao đẳng, trung cấp, bồi dưỡng …)

Từ sớm nhà trường đã hợp tác, liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học

với các trường có uy tín ở trung ương, đặc biệt là các trường nước ngoài, có quan hệ liên kết đào tạo và cam kết đào tạo với nhiều tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp lớn (Canon, Niko, SamSung…). Kể từ khi nâng cấp trường lên đại học, nhà trường đã không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo với cơ sở hạ tầng đồng bộ hiện đại, khang trang từ giảng đường đến các phòng thực hành, thực tập nghiên cứu, thí nghiệm, khu ký túc xá, nhà ăn...

          Với uy tín và thương hiệu đào tạo lâu năm của nhà trường, tỷ lệ phần trăm người học sau khi ra trường có việc làm cao (trên 80%) đã giúp nhà trường vững bước phát triển trong thời kỳ mới.

          Bên cạnh những thuận lợi cơ bản như trên, Đại học Thái Bình cũng còn nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo như:

- Một số cán bộ quản lý chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ mới; đội ngũ giảng viên - đặc biệt là giảng viên đầu ngành có học vị, học hàm cao - còn thiếu nhiều.

- Chất lượng đào tạo còn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, chương trình đào tạo cần tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện.

- Cơ sở vật chất và năng lực tài chính của nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu xây dựng, phát triển, việc thu hút các nguồn lực từ bên ngoài hầu như chưa có.

- Chưa được kiểm định, đánh giá ngoài về chất lượng đào tạo, các công trình nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí khoa học còn ít.

- Việc biên soạn giáo trình còn hạn chế

- Mở rộng liên kết đào tạo, hợp tác quốc tế chưa sâu rộng, đặc biệt trao đổi giảng viên, sinh viên với nước ngoài chưa được đẩy mạnh

- Chưa áp dụng sâu rộng, đồng bộ công nghệ thông tin trong giảng dạy, nghiên cứu, điều hành, quản lý.

- Cơ chế chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ chưa tạo được động lực đủ mạnh để thu hút người tài, giỏi về tham gia nghiên cứu, giảng dạy.

- Là trường địa phương, mới được thành lập, kinh phí phụ thuộc vào Ngân sách địa phương và đang trong lộ trình thực hiện tự chủ trong hoạt động đào tạo theo quy định của Chính phủ.

Những khó khăn trên đang được nhà trường nghiên cứu tìm những giải

pháp phù hợp để từng bước xây dựng trường trở thành một trường đại học lớn. Tuy nhiên những khó khăn trên phần nào đã làm giảm năng lực cạnh tranh của nhà trường trong quá trình tuyển sinh đầu vào và tìm việc làm cho sinh viên sau khi kết thúc khóa trình đào tạo tại nhà trường.

Sau 2 năm tiếp nhận, sáp nhập, di chuyển địa điểm hoạt động xuống cơ sở mới tại  xã Tân Bình, thành phố Thái Bình, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh, sự ủng hộ giúp đỡ của các Sở, Ban, ngành, sự đoàn kết, đồng tâm quyết chí của tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên, người lao động của nhà trường, hoạt động của nhà trường có nhiều chuyển biến, khởi sắc mới, công tác quản lý - điều hành hoạt động của trường có những bước chuyển tích cực, từng bước theo hướng hiện đại.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường vừa đảm bảo tính ổn định, kế thừa vừa thể hiện tính linh hoạt, đồng bộ, phù hợp trong quản lý, điều hành theo xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế.

Trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật thì nhu cầu về nguồn lực chất lượng cao để phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn. Đây chính là những cơ hội để nhà trường có chiến lược đi tắt đón đầu nắm bắt cơ hội phát triển. Bên cạnh đó hội nhập quốc tế cũng đã mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động liên kết đào tạo, trao đổi giảng viên, sinh viên và tìm kiếm việc làm giữa nhà trường với các trường và tổ chức trong khu vực và quốc tế.

Hội nhập quốc tế trong giáo dục đào tạo vừa tạo ra cơ hội để các trường

đại học phát triển nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt về nguồn tuyển sinh, cán bộ giảng viên có trình độ cao. Sự xuất hiện của các trường đại học quốc tế tại Việt Nam đã làm phong phú thêm thị trường đào tạo ở Việt Nam nhưng cũng đặt ra cho các trường đại học nước ta cần phải đầu tư nhiều hơn nữa về đội ngũ cán bộ giảng viên, nội dung chương trình đào tạo, cơ sở vật chất...

Sự xuất hiện nhiều trường đại học và sự cạnh tranh giữa các trường đại học trong nước về đầu vào, học phí… ngày càng diễn biến phức tạp; yêu cầu về chất lượng đào tạo của xã hội và người sử dụng lao động ngày càng khắt khe... đã tạo ra nhiều áp lực lớn cho các trường đại học địa phương, nhất là các trường mới thành lập.