KHOA KINH TẾ - QTKD CHUẨN BỊ CHO CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ NGOÀI 2 CTĐT

01/02/2023

Khoa Kinh tế - QTKD chuẩn bị cho công tác đánh giá ngoài 2 ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh
Nhằm chuẩn bị tốt cho đợt đánh giá ngoài chính thức chương trình đào tạo (CTĐT) chuẩn trình độ đại học ngành Kinh tế và ngành Quản trị kinh doanh, đội ngũ giảng viên Khoa Kinh tế - QTKD, Trường Đại học Thái Bình đã phối hợp với các đơn vị trong nhà trường tiến hành hoàn thiện công tác kiểm định nhằm đạt kết quả tốt nhất.
Báo cáo tự đánh giá CTĐT chuẩn trình độ đại học ngành gồm 3 phần: (1) Phần I: Khái quát, nhằm mô tả vắn tắt về Báo cáo tự đánh giá, quá trình tự đánh giá và giới thiệu vắn tắt về Trường ĐH Thái Bình và Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh (là Khoa chuyên môn, phụ trách CTĐT chuẩn trình độ đại học ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh) (2) Phần II: Tự đánh giá CTĐT chuẩn trình độ đại học ngành theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT của Bộ GDĐT, trong đó xác định rõ những điểm mạnh, điểm tồn tại của chương trình và đề ra kế hoạch hành động khắc phục nhằm cải tiến chất lượng hoạt động đào tạo; (3) Phần III: Kết luận, tóm tắt những điểm mạnh, điểm tồn tại và những vấn đề cần cải tiến chất lượng, xác định kế hoạch cải tiến chất lượng CTĐT chuẩn trình độ đại học ngành và tổng hợp kết quả tự đánh giá. Nhận thức rõ tự đánh giá là khâu quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo, do vậy báo cáo tự đánh giá của Khoa đã được thực nghiêm túc, cách thức làm việc khoa học, trách nhiệm và Khoa cũng đã thẳng thắn nêu ra điểm mạnh, điểm còn hạn chế. Qua đợt đánh giá này, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh có thể nhận diện các điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để có kế hoạch hành động khắc phục nhằm đưa hoạt động đào tạo của Khoa nói riêng, Trường Đại học Thái Bình nói chung đạt được mục tiêu đề ra.
Trong quá trình làm kiểm định ngành, yêu cầu tiên quyết là các giảng viên phải hiểu thật rõ về CTĐT. Cụ thể, từng môn học có các chuẩn đầu ra nào? Sự thay đổi chung trong quá trình đào tạo, tổ chức thực hiện CTĐT của Trường ra sao. Ngoài ra, tính liên kết giữa các học phần, tầm quan trọng của các học phần trong CTĐT cũng là yếu tố rất quan trọng. Đặc biệt, triết lý đào tạo của chương trình cần được phổ biến rộng rãi tới toàn thể các đối tượng liên quan và các đối tượng bên ngoài: giảng viên kiêm giảng, thỉnh giảng; nhà tuyển dụng. Chất lượng chương trình là yếu tố hàng đầu tuy vậy phương pháp truyền tải nội dung, những điểm nổi trội của chương trình đến đoàn đánh giá như thế nào cũng vô cùng quan trọng. Một số điểm cần lưu ý gồm: (i) lựa chọn đối tượng phỏng vấn. Khoa phải thực sự lựa chọn được những cá nhân hiểu về chương trình, cung cấp được những thông tin đúng, chính xác về chương trình; (ii) Với giảng viên, cần hiểu rõ triết lý đào tạo, thế mạnh tiên phong của Trường; (iii) Rà soát/ nắm bắt được toàn bộ các học phần, các đề cương học phần trong khung chương trình. Giải thích, chứng minh được tính cấp thiết của sự thay đổi/ điều chỉnh; (iv) hệ thống minh chứng cần có đầy đủ, đa dạng gắn với không chỉ đào tạo mà còn các hoạt động hỗ trợ đào tạo.
Triết lý đào tạo của chương trình được kết hợp từ mục tiêu, định hướng về đào tạo và các yếu tố hỗ trợ học tập trải nghiệm… hình thành nên người học có những phầm chất, năng lực và tư duy khoa học quản lý. Bản mô tả CTĐT đã được tích hợp: ma trận của các học phần, lịch trình đào tạo và các giảng viên đảm nhận học phần nào trong chương trình thì cần biết được học phần đó ảnh hưởng/góp phần như thế nào đến chuẩn đầu ra của toàn bộ chương trình. Nắm bắt được sự thay đổi của CTĐT, hiểu rõ về CTĐT, các thông tin điều chỉnh các đề cương học phần… là điều cần thiết đối với mỗi GV của Trường nói chung và của Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng, hướng đến cải tiến CTĐT… Một yếu tố nữa Khoa cần lưu tâm là phương thức quản lý công việc và phân công trách nhiệm trong đơn vị: kết nối với các phòng/ban chức năng như thế nào? Các hồ sơ quản lý nhân lực giảng dạy ra sao. Hồ sơ giảng dạy gồm: lịch trình phân công giảng dạy, nội dung đào tạo, bài giảng, cách thức kiểm tra đánh giá… cũng cần được Khoa cung cấp đầy đủ để đoàn đánh giá ngoài hiểu rõ về quá trình đào tạo và phát triển của Khoa Mặt khác, các giảng viên trong khoa cần phải chủ động tìm hiểu và nắm bắt được các thông tin về CTĐT, chiến lược phát triển của Khoa, Trường để có đánh giá xác đáng hỗ trợ đoàn đánh giá ngoài. Hy vọng Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh cùng với sự hỗ trợ của các đơn vị trong Trường sẽ có những sự chuẩn bị tốt nhất để đón đoàn đánh giá về trường trong thời gian tới.