TUYỂN SINH NGÀNH KINH TẾ
NGÀNH KINH TẾ
(Mã trường: DTB; mã ngành: 7310101)

1. Giới thiệu ngành Kinh tế
Ngành Kinh tế (Economics) là một trong những ngành học đặc biệt quan trọng của tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Vì vậy, đây là ngành học có tỷ lệ cạnh tranh thuộc top đầu trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Ngành Kinh tế trang bị cho người học những kiến thức nền tảng về kinh tế học vi mô, vĩ mô, tài chính, kế toán, marketing và các kiến thức chuyên sâu về quản lý kinh tế, kinh tế đầu tư, kinh tế đối ngoại. Người học có kiến thức chuyên môn sâu rộng về kinh tế, kinh doanh, quản lý, tài chính, có khả năng phân tích cách thức hoạt động của thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Từ đó có thể đưa ra quyết định kinh tế hiệu quả tại các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức hoạt động kinh tế.
Ngành Kinh tế tại trường Đại học Thái Bình gồm các định hướng chuyên ngành như: Quản lý kinh tế, Kinh tế đầu tư, Kinh tế đối ngoại.
(1) Quản lý kinh tế: Sinh viên được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về khoa học quản lý, chính sách kinh tế xã hội, quản lý nhà nước về kinh tế, kinh tế quốc tế, kinh tế thương mại, dịch vụ, …
(2) Kinh tế đầu tư: Sinh viên được cung cấp kiến thức chuyên sâu về kinh tế đầu tư, quản lý dự án, thẩm định dự án, pháp luật về đầu tư, đầu tư tài chính, …
(3) Kinh tế đối ngoại: sinh viên được cung cấp kiến thức chuyên sâu về chính sách kinh tế đối ngoại, thanh toán quốc tế, pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, …
2. Tầm quan trọng ngành Kinh tế
• Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, ngành Kinh tế ngày càng giữ vai trò quan trọng, đây là ngành mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp và kiến thức hữu ích đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội.
• Học Kinh tế giúp người học hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của nền kinh tế, cách đưa ra quyết định tài chính và cách phân bổ nguồn lực hiệu quả. Ngoài ra, kiến thức kinh tế còn là nền tảng vững chắc cho nhiều ngành nghề khác, từ kinh doanh, tài chính, quản lý đến chính sách công.
3. Lý do nên học ngành Kinh tế - trường Đại học Thái Bình
• Trường Đại học Thái Bình là trường công lập trực thuộc UBND tỉnh, được sự quan tâm đặc biệt của địa phương, các bộ, ban ngành, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
• Môi trường học tập hiện đại, thân thiện với không gian xanh, thoáng rộng;
• Cơ sở vật chất, giảng đường, ký túc xá hiện đại, đầy đủ, tiện nghi;
• Chương trình đào tạo ngành Kinh tế thường xuyên được cập nhật theo định hướng ứng dụng, tích hợp thực hành, giúp sinh viên phát triển toàn diện kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm.
• Đội ngũ giảng viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, tâm huyết, yêu nghề với sự tham gia của các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà quản lý hàng đầu ở Trung ương và địa phương như: GS. Hà Tôn Vinh, GS.TS. Phùng Hữu Phú; GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn; GS.TS. Phan Huy Đường; PGS.TS. Mai Văn Bưu; PGS.TS. Lê Thị Anh Vân, ....
• Cơ hội phát triển bản thân: Người học ngành Kinh tế có cơ hội được thực tập, trải nghiệm thực tế tại các tập đoàn lớn; được rèn luyện, phát triển kỹ năng tư duy phân tích, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả; khả năng thích ứng với môi trường làm việc thay đổi; khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm.
• Cơ hội nghề nghiệp rộng mở: Nhu cầu nhân lực trong ngành Kinh tế luôn cao và có xu hướng tăng, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
4. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học ngành Kinh tế có thể đảm nhiệm các vị trí nghề nghiệp đa dạng, cụ thể như:
(1) Chuyên viên phân tích, hoạch định chính sách;
(2) Chuyên viên phân tích thị trường tài chính;
(3) Chuyên viên quản lý dự án đầu tư;
(4) Tư vấn viên, trợ lý cố vấn tài chính, kinh tế;
(5) Cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan quản lý Nhà nước;
(6) Quản lý hành chính, nhân sự;
(7) Quản lý tài chính doanh nghiệp;
(8) Giảng viên hoặc nghiên cứu viên.
5. Phương thức xét tuyển
Thí sinh có thể xét tuyển vào ngành Kinh tế theo một trong bốn phương thức:
(1) Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
(2) Xét tuyển học bạ THPT (lớp 12).
(3) Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội.
(4) Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tổ hợp môn xét tuyển: A00 (Toán, Lý, Hóa), C00 (Văn, Sử, Địa), C14 (Văn, Toán, GDCD), D01 (Toán, Văn, Anh).
6. Chính sách ưu đãi, học bổng
Trở thành sinh viên ngành Kinh tế – Trường Đại học Thái Bình, bạn có cơ hội nhận các chính sách học bổng hấp dẫn:
100 suất học bổng toàn phần (trị giá 50 triệu đồng/suất) dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thỏa mãn một trong các điều kiện:
Học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố đạt từ giải Ba trở lên
Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế từ IELTS 6.0 hoặc tương đương
Điểm xét tuyển quy đổi đạt từ 25,0 điểm trở lên
100 suất học bổng bán phần (trị giá 25 triệu đồng/suất) dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thỏa mãn một trong các điều kiện:
Học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố đạt giải Khuyến khích
Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế từ IELTS 5.0 hoặc tương đương
Điểm xét tuyển quy đổi đạt từ 23,0 điểm trở lên
200 suất học bổng tiếng Anh (trị giá 20 triệu đồng/suất) dành cho thí sinh có điểm xét tuyển quy đổi từ 22,0 điểm trở lên
Ngoài ra, sinh viên còn được:
- Hưởng các học bổng khuyến khích học tập có giá trị do doanh nghiệp trong và ngoài nước tài trợ
- Học liên thông với các trường đại học top đầu tại Hà Nội
- Học chương trình liên kết lấy bằng của các trường đại học nước ngoài
- Tham gia chương trình giao lưu – trao đổi sinh viên với các trường đối tác tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan…
- Học 2 khóa tiếng Hàn, tiếng Trung miễn phí tại Trung tâm của Nhà trường
- Ưu tiên tuyển dụng làm giảng viên tại Trường Đại học Thái Bình và được hỗ trợ học phí học sau đại học.


