HỘI THẢO QUỐC GIA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM 2019

17/11/2020

Hội thảo Quốc gia thường niên "Một số vấn đề chọn lọc của Công nghệ thông tin và Truyền thông" (gọi tắt là Hội thảo @) do Viện Công nghệ thông tin – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sáng lập và chủ trì tổ chức từ năm 1997. Tính đến nay hội thảo đã diễn ra 21 lần tại các Trường/Viện trong cả nước. Hội thảo lần thứ XXII được Viện đồng tổ chức cùng Trường Đại học Thái Bình đã diễn ra trong các ngày 28-29 tháng 6 năm 2019 tại thành phố Thái Bình với chủ đề “Chuyển đổi số điều hành KT-XH trong CMCN 4.0”. Cũng như mọi lần, Hội thảo lần thứ XXII được sự hỗ trợ từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Buổi khai mạc Hội thảo sáng 28/6 đã được diễn ra trọng thể tại Trường Đại học Thái Bình với sự tham gia của đồng chí Nguyễn Thị Lĩnh, Phó Chủ tịch UBND, đại diện cho lãnh đạo Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Thái Bình cùng lãnh đạo các sở ngành của tỉnh như Sở Khoa học Công nghệ, Sở Thông tin - Truyền thông...

Hội thảo đã nhận những lẵng hoa chúc mừng từ các cơ quan trung ương, lãnh đạo tỉnh Thái Bình, khách mời, nhà tài trợ:

  • Lãnh đạo Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình
  • Trung tướng Trần Văn Vệ - Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an
  • Trung tâm Internet Việt Nam - Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân - Bộ Công an
  • Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông - Đại học Thái Nguyên
  • Liên hiệp HTI
  • Hội Doanh nhân tỉnh Thái Bình
  • Hội Khuyến học tỉnh Thái Bình
  • Một số tổ chức và cá nhân khác...

Phiên báo cáo toàn thể trong buổi khai mạc Hội thảo do ông Francesc Domingo từ công ty World Sensing - Tây Ban Nhatrình bày với tiêu đề "Methodology for the implementation of the main Smart City Indicators" (Phương pháp luận triển khai đánh giá các chỉ số KT-XH trong đô thị thông minh) đề cập tới vấn đề rất quan trọng cho chiến lược chuyển đổi số điều hành KT-XH của đất nước nói chung, Thái Bình nói riêng.

Hội thảo năm 2019 thu hút hơn 100 báo cáo khoa học, các bài gửi tham gia Hội thảo (theo định dạng của IEEE, gửi qua hệ thống EasyChair), sau khi qua vòng phản biện chặt chẽ đã chọn ra được 56 bài có chất lượng tốt để đăng trong kỷ yếu. Kỷ yếu hội thảo có mã số ISBN, được xuất bản bởi Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật - Bộ Khoa học công nghệ. Các báo cáo được in trong kỷ yếu được phân về trình bày tại các Tiểu ban chuyên môn:

  • Cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin;
  • Khai phá dữ liệu và học máy;
  • Công nghệ mạng, điều khiển, tự động hóa;
  • Nhận dạng, đa phương tiện và mô phỏng;
  • Công nghệ phần mềm;
  • Xử lý ngôn ngữ tự nhiên.

Lễ bế mạc đã diễn ra vào ngày 29/6 sau hai ngày làm việc khẩn trương và hiệu quả. Hội thảo đã thành công tốt đẹp. Quyền đăng cai Hội thảo lần thứ XXIII đã được chuyển tới Trường Đại học Hạ Long - Quảng Ninh với chủ đề "Smart City" (Thành phố thông minh) dự kiến vào tháng 10 năm 2020./.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI HỘI THẢO 

Đ/c Nguyễn Thị Lĩnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình tặng hoa chúc mừng Hội thảo. 

TS Nguyễn Thị Kim Lý - Hiệu trưởng Trường Đại học Thái Bình phát biểu chào mừng. 

TS Nguyễn Trường Thắng - Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin tuyên bố khai mạc hội thảo. 

Báo cáo mời được trình bày bởi ông Francesc Domingo (World Sensing) liên quan tới chuyển đổi số trong điều hành đô thị thông minh bởi các chỉ số KT-XH.  

Thảo luận tại phiên báo cáo toàn thể được điều khiển bởi PGS. TS Huỳnh Quyết Thắng (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội). 

 

Lẵng hoa chúc mừng hội thảo

 

Lẵng hoa chúc mừng hội thảo

TS Nguyễn Trường Thắng phát biểu tại buổi bế mạc hội thảo.  

TS Nguyễn Trường Thắng chứng kiến việc chuyển giao cờ luân lưu Hội thảo @ giữa 2 Lãnh đạo Trường Đại học Thái Bình và Trường Đại học Hạ Long - đơn vị đăng cai tổ chức @ XXIII năm 2020. 

TS Trần Trung Vỹ - Bí thư Đảng ủy - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Hạ Long phát biểu sau khi nhận cờ đăng cai Hội thảo năm 2020.

Các tiểu ban của hội thảo @ XXII:

  1.         Cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin (CSDL & HTTT)
  2.         Khai phá dữ liệu và học máy (KPDL & HM)
  3.         Công nghệ mạng, điều khiển, tự động hóa (CNM, ĐK & TĐH)
  4.         Nhận dạng, đa phương tiện và mô phỏng (ND, ĐPT & MP)
  5.         Công nghệ phần mềm (CNPM)
  6.          Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (XLNN)