NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
(Mã trường: DTB; Mã ngành: 7480201)

1. Giới thiệu chung
Ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) thuộc khoa Công nghệ và kỹ thuật – Trường đại học Thái Bình là một ngành học HOT hiện nay, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức và năng lực chuyên môn cao, có phẩm chất chính trị, đạo đức đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xây dựng xã hội thông minh trong kỷ nguyên mới của đất nước, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Với chương trình đào tạo gắn kết thực tiễn và cập nhật công nghệ mới, sinh viên được trang bị hệ thống kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lập trình phần mềm, phát triển website, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng và bảo mật thông tin… Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành CNTT còn được rèn luyện tư duy logic, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng sáng tạo và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ và chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu, CNTT không chỉ là một ngành học hấp dẫn mà còn là một lĩnh vực đầy tiềm năng phát triển, mở ra nhiều cơ hội việc làm đa dạng với mức thu nhập cao, khả năng làm việc toàn cầu và cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ.
2. Tầm quan trọng của ngành
Trong kỷ nguyên số, CNTT đã và đang trở thành nền tảng cốt lõi cho sự phát triển của mọi lĩnh vực trong xã hội. Từ quản lý nhà nước, sản xuất công nghiệp, thương mại điện tử, y tế, giáo dục đến giao thông, du lịch – tất cả đều cần đến sự hỗ trợ và đổi mới từ CNTT để nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
Đặc biệt, trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0, các xu hướng công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing) ... đang bùng nổ, đòi hỏi nguồn nhân lực CNTT không chỉ có kiến thức nền tảng vững chắc mà còn phải nhanh nhạy trong cập nhật công nghệ mới, sáng tạo trong ứng dụng và thích ứng linh hoạt với thị trường toàn cầu.
Vì vậy, học ngành CNTT không chỉ là lựa chọn xu hướng, mà còn là bước đi chiến lược để:
• Làm chủ công nghệ
• Tham gia kiến tạo tương lai số
• Nắm giữ cơ hội nghề nghiệp toàn cầu
3. Lý do nên chọn ngành học;
1. Ngành học của thời đại số: CNTT là ngành học "xương sống" trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ chính phủ điện tử, doanh nghiệp số đến trí tuệ nhân tạo và hệ thống tự động hóa, CNTT đều đóng vai trò trung tâm. Chọn ngành CNTT là chọn tương lai gắn liền với đổi mới sáng tạo và tiến bộ công nghệ.
2. Cơ hội việc làm luôn rộng mở: Nhu cầu tuyển dụng nhân lực CNTT luôn nằm trong top đầu cả nước và thế giới. Doanh nghiệp trong nước và quốc tế liên tục tìm kiếm các vị trí như lập trình viên, kỹ sư phần mềm, chuyên gia dữ liệu, chuyên viên an ninh mạng, kỹ sư AI... với mức thu nhập hấp dẫn và cơ hội thăng tiến nhanh.
3. Môi trường học năng động, sát thực tiễn: Sinh viên được học trong môi trường giàu trải nghiệm thực tế: thực hành tại phòng lab, làm dự án nhóm, thực tập tại doanh nghiệp, tham gia các cuộc thi lập trình và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, chương trình học của Trường Đại học Thái Bình luôn gắn liền với thực tế doanh nghiệp và công nghệ mới nhất.
4. Cơ hội làm việc toàn cầu và khởi nghiệp: Với nền tảng kiến thức và kỹ năng CNTT, sinh viên không chỉ có thể làm việc trong nước mà còn dễ dàng tiếp cận các thị trường quốc tế. Ngoài ra, CNTT cũng là lĩnh vực lý tưởng để khởi nghiệp công nghệ với chi phí thấp, rủi ro thấp và tiềm năng tăng trưởng lớn.
5. Phù hợp với nhiều đối tượng đam mê công nghệ: Nếu bạn yêu thích logic, sáng tạo, thích khám phá cách máy móc và hệ thống hoạt động – CNTT là ngành học lý tưởng. Ngành không phân biệt giới tính, vùng miền – chỉ cần bạn đam mê và sẵn sàng học hỏi, cơ hội sẽ rộng mở.
4. Vị trí việc làm sau khi học xong;
- Cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin;
- Lập trình viên, quản trị viên hệ thống, quản trị bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp;
- Làm việc trong các dự án với vai trò là người quản trị dự án về công nghệ thông tin;
- Cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về công nghệ thông tin tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Cơ sở đào tạo;
- Tiếp tục học tiếp lên trình độ Sau đại học ở trong nước và nước ngoài.
- Lập trình viên hệ thống và cơ sở dữ liệu; lập trình viên trên môi trường di động, phát triển Web; chuyên viên kiểm thử phần mềm; chuyên viên tư vấn dịch vụ công nghệ thông tin; có khả năng phát triển lên trưởng nhóm phát triển phần mềm
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, phát triển hệ thống; quản trị mạng, chuyên viên an ninh mạng; quản lý hệ thống thông tin, quản lý dự án.
5. Phương thức xét tuyển vào ngành;
Mã ngành: CNTT (7480201)
Tổ hợp xét tuyển: A00, B00, C14, D01
Năm 2025, thí sinh có thể xét tuyển vào ngành Công nghệ Thông tin (Gồm các chuyên ngành: Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính) theo các hình thức sau:
1. Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. Xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội
3. Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025
4. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT lớp 12
6. Ưu đãi khi học ngành này.
Năm 2025, sinh viên ngành CNTT có cơ hội nhận:
• 100 suất học bổng toàn phần trị giá 50 triệu đồng cho sinh viên có thành tích xuất sắc hoặc đạt chứng chỉ tiếng Anh, tiếng Hàn, IELTS từ 6.0 trở lên
• 100 suất học bổng bán phần trị giá 25 triệu đồng cho sinh viên khó khăn có ý chí vươn lên học tốt
• 200 suất học bổng tiếng Anh trị giá 20 triệu đồng cho thí sinh nhập học có Điểm xét tuyển quy đổi đạt từ 22 điểm trở lên
Ngoài ra, sinh viên còn được:
• Các học bổng khuyến khích học tập có giá trị cao trong quá trình học tập do các doanh nghiệp trong và ngoài nước tài trợ
• Đào tạo tiếng Hàn, Trung miễn phí tại Trung tâm của nhà trường
• Xét tuyển làm giảng viên sau tốt nghiệp nếu đạt thành tích xuất sắc
• Tham gia chương trình liên kết quốc tế với các trường tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore...






